Cúng Sao Giải Hạn Có Phải Là Pháp Môn Của Đạo Phật Không?

G

Hằng năm, cứ vào tháng giêng âm lịch, sau mấy ngày Tết, là các chùa rục rịch chuẩn bị cho hoạt động cúng sao giải hạn. Phật tử đến chùa không phải với mục đích tu học mà với mục đích gởi tiền cúng sao cầu cho bản thân và gia đình được sức khỏe, giàu sang, tai qua nạn khỏi … Vì sao việc cúng sao giải hạn được tổ chức trong chùa ? Đây có phải là một pháp môn do Đức Bổn Sư truyền lại nhằm mục đích giác ngộ giải thoát cho người con Phật không? Pháp môn này được Phật thuyết trong bộ kinh nào ? Những nghi thức mà quý tăng, ni thực hành trong các buổi cúng sao giải hạn có phải do Đức Phật truyền dạy không ? Giới Phật tử trẻ ngày nay rất thắc mắc và mong muốn được hiểu sự thật về việc này.

Theo sự hiểu biết về khoa học vũ trụ hiện nay, ai cũng biết rằng trong vũ trụ này có vô số thiên hà, mỗi thiên hà có vô số định tinh và hành tinh. Vì vậy lúc đêm đến ta nhìn lên trời thấy vô vàn ngôi sao lấp lánh không thể đếm xuể. Các ngôi sao mà ta nhìn thấy được hằng đêm, bản chất chúng là không có tên. Các nhà khoa học thiên văn muốn thuận tiện trong việc nghiên cứu nên căn cứ vào tính chất hoặc hình dạng của từng ngôi sao, chóm sao mà đặt tên. Thí dụ : Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Đại Hùng tinh, Tiểu Hùng tinh v.v… Đối với những ngôi sao, chòm sao ở quá xa (vài ngàn năm ánh sáng) mới được phát hiện gần đây lại được giới thiên văn học đặt tên bằng các chữ số, thí dụ : X15, Y20 v.v…

Cửu Diệu tinh theo quan niệm phương đông

Cách đây khoảng 2.500 đến 3.000 năm, các đạo sĩ của Lão giáo (Trung Hoa) căn cứ vào hình dạng một số chòm sao mà họ trông thấy được bằng mắt thường (trong khi còn hằng hà sa số chòm sao khác có mặt trong vũ trụ mà họ không thể thấy được bằng mắt thường  thì sao ?)  rồi tưởng tượng ra rằng  tuổi mỗi người sẽ ứng với mỗi chòm sao mà các ông ấy tự đặt tên như: La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương,Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. (Như vậy, theo các nhà đạo sĩ này, toàn bộ vũ trụ chỉ có đúng 9 chòm sao trên đây mà thôi, rõ thật là "ếch ngồi đáy giếng"). Thuyết "sao hạn" của các nhà Lão giáo Trung Hoa cho rằng: con người sống ở đời, cứ mỗi tuổi lại chịu ảnh hưởng của một trong 9 chòm sao trên đây, có năm gặp "sao tốt", có năm gặp  "sao xấu". Hễ gặp sao tốt thì mọi việc tốt sẽ đến với mình trong năm đó. còn gặp sao xấu thì suốt năm sẽ gặp đủ thứ chuyện xui xẻo, hao tài, bệnh tật… Các đạo sĩ nhà ta khuyên mọi người phải sắm lễ vật cúng sao hằng tháng trong suốt một năm để cho "sao tốt thì tốt thêm, sao xấu thì bớt xấu đi". Thuyết này ra đời cách đây 2-3 ngàn năm tại Trung Hoa, được người Trung Hoa tin là thật thì cũng khôn có gì là lạ. Chỉ lạ một điều là tại sao người Việt Nam mình cũng tin và tại sao thứ tín ngưỡng này lại len được vào trong lòng một tôn giáo đầy trí tuệ như Phật giáo ?

Đó là một gút mắc mà anh chị em đoàn viên GĐPT cần tìm hiểu cho ra lẽ để định hướng cho con đường tu học của mình, khỏi uổng phí một đời đi theo đạo Phật. (Mời độc giả xem tiếp kỳ 2)


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang