Con cú mèo gặp con chim gáy, chim gáy hỏi: “Bác sắp đi đâu đấy?”
Cú mèo nói: Tôi sắp sang ở bên phương đông.
– Tại làm sao lại đi thế?
– Ở đây, người ta nghe tôi kêu, người ta ghét, cho nên tôi phải đi chỗ khác.
– Chim gáy nói: Bác có làm thê nào đổi tiếng kêu đi mới được. Chớ không đổi tiếng kêu, thì sang phương đông, người ta nghe tiếng, cũng lại ghét bác thôi, vì nhân tình đâu mà chả thế. Cứ như ý tôi, thì không gi bằng bác phải rụt cổ, thu cánh suốt đời không kêu nữa là hơn”.
THUYẾT UYỂN
– Cú mèo: loài chim dữ, mắt như mắt mèo, đêm đi bắt các chim nhỏ và chuột để ăn.
– Chim gáy: chính chữ là cưu loài chim gáy đẩu nhỏ đuôi ngắn mà cánh dài.
– Nhân tình: cái tình yêu ghét chung của loài người
Cú kêu ra ma, cú ở phương tây, kêu người ta ghét, lấy gạch, ngói, mảnh sành ném. Cú tưởng sang ở phương đông, thì người ta Ưa được, nhưng nếu tiếng kêu vẫn cứ như cũ, thì người phương đông tẩt cũng ghét chẳng khác gi người phương tây. Nếu cứ muắn người yêu, thi mật là phổi đổi chỗ ở mà được. Bài này cốt ý nói người ác, thì đi đến đâu ai cũng ghét không đàu người ta dung. Muốn cho người yêu, thì phải cải ác, vi thiện, làm cho người ta đáng yêu mới được.