Những cây thuốc – vị thuốc phòng và trị bệnh: Cây Bạch Chỉ

G
CÂY BẠCH CHỈ

Tên khoa học: Angelica dahurica

Họ khoa học: Apiaceae ( Họ Hoa Tán)

1. Đặc điểm thực vật:

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,5-1,5m, thân hình trụ rỗng, mặt ngoài màu tím hồng, không phân nhánh. Rễ củ phát triển, trên rễ có nhiều nốt sần ngang củ. Lá to, cuống dài, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân cây, phiến lá xe 2-3 lần lông chim, mép lá khía răng cưa. Cụm hoa tán kép, mọc ở ngọn, màu trắng. Quả bế dẹt. Toàn cây có mùi thơm (hắc). Cây được di thực về trồng ở các tỉnh đồng bằng và miền núi nước ta.

2. Bộ phận dùng:

– Rễ củ thu hoạch vào mùa thu, phơi hay sấy khô, độ ẩm không quá 13%, tạp chất không quá 1%.

– Bạch chỉ cầm cắt lát có mùi thơm của tinh dầu.

3. Thành phần hóa học:

Rễ có tinh dầu, nhựa, angelicotoxin, acid angelic.

4. Công dụng:

Bạch chỉ là vị thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, đau răng, tê nhức do phong thấp, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu.

5. Cách dùng – liều dùng:

– Bạch chỉ dùng 4-12g/ngày dạng thuốc sắc, thuốc bột.

– Viên Khung chỉ 0,3g/viên, chữa cảm sốt, sốt xuất huyết, ngày uống 2-3 lần, người lớn 4-8 viên/lần, trẻ em 2-4 viên/lần.

 
 


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang