B.CÂY THUỐC VÀ CÁC VỊ THUỐC CHỮA CẢM SỐT – SỐT RÉT
1.CÂY BẠC HÀ
Có 2 loại Bạc Hà thường dùng:
– Bạc hà Âu:
Tên khoa học: Mentha arvensis
Họ khoa học: Lamiaceae (Họ Hoa Môi)
– Bạc hà Á:
Tên khoa học: Mentha piperita
Họ khoa học: Lamiaceae (Họ Hoa Môi)
1. Đặc điểm thực vật:
– Bạc hà Á:
Cây nhỏ sống nhiều năm, cao 30-60cm,. Thân màu tím hoặc xanh, có nhiều lông nhỏ, thường phân nhánh, mọc đứng hoặc mọc bò, rễ mọc ra từ các đốt. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, phiến lá hình bầu dục, mép lá khía răng cưa. Hoa nhỏ mọc thành xim ở kẽ lá, tràng hình môi, màu tím hồng hoặc trắng. Bạc hà Á mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta.
– Bạc hà Âu:
Cây cỏ, sống nhiều năm, thân mọc bò, màu tía ra hoa đỏ hoặc thân xanh ra hoa màu trắng, hoa mọc nhiều vòng tập hợp thành bông giả ở đầu cành, quả hộp. Bạc hà Âu được trồng nhiều ở các nước Châu Âu và đã được di thực vào trồng ở Việt Nam.
2. Bộ phận dùng (bộ phận trên mặt đất):
Toàn cây mang cành lá bắt đầu ra hoa, loại bỏ rễ, dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm, độ ẩm không quá 13%, tỷ lệ tạp chất không quá 1%.
3. Thành phần hóa học:
Toàn cây chứa tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là L-menthol, methyl acetat, L-menthon. Tinh dầu Bạc hà phải chứa trên 48% menthol toàn phần và 3,9% menthol dạng este.
4. Công dụng:
-Bạc hà chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, nôn mửa.
-Tinh dầu Bạc hà menthol sát trùng mạnh, chữa viêm họng, viêm ,mũi, đau bụng lạnh.
5. Cách dùng – liều dùng:
-Bạc hà dùng 12-20g/ngày, dạng thuốc sắc, thuốc xông.
-Tinh dầu Bạc hà menthol dùng dưới dạng thuốc xoa, thuốc xông.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Phẩm Song Yếu 1