Thư Gởi Các Bậc Phụ Huynh (1)

G

Kỳ 1: NHỮNG VẤN NẠN VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA THANH THIẾU NIÊN NGÀY NAY

Rất nhiều người tự hỏi :
-Vì sao con em chúng ta ngày nay ít chịu nghe lời dạy bảo của cha mẹ như xưa ?
-Vì sao con em chúng ta ngày nay không được lễ phép như xưa ?
-Vì sao chúng thường có những lời lẽ và việc làm thiếu tôn trọng đối với người lớn ?
-Vì sao chúng dễ cãi nhau, đánh nhau vì những lý do không đâu ?
-Vì sao các em thường có những hành động và suy nghĩ như các em là người nước nào chứ không phải là trẻ em Việt Nam ?
-Vì sao các em hay vòi vĩnh và hưởng thụ nhiều hơn , trong khi đó lại lười nhác học hành và làm các công việc nhà?
-Vì sao con em chúng ta thích nhuộm tóc “hoa hòe hoa sói”, thích xâm những hình lạ lên thân thể mình, thích mặc những loại quần áo dị hợm mà chúng gọi là thời trang ?
-Vì sao con em chúng ta xa rời dần với đạo đức, lễ nghĩa tổ tiên truyền lại ?
-Nếu con em chúng ta cứ bị những thứ văn minh vật chất phương tây thu hút, quyến rủ và mê hoặc mà xa rời dần truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc thì rồi đây đất nước Việt Nam có còn trên bản đồ thế giới ?
-Vân vân và vân vân…
Thật là những thắc mắc mà nhất thời chưa có câu trả lời thỏa đáng !
 
 Nhưng không chỉ có bao nhiêu thứ buồn phiền lo lắng như trên đâu ! Những thứ nêu trên chỉ là những cái chung chung thường thấy, còn biết bao trường hợp vi phạm đạo đức nặng nề mà từ ngữ pháp luật gọi là “tội ác” diễn ra hàng ngày nơi lứa tuổi “hoa niên” khiến cho cả xã hội ai cũng đau đầu. Riêng khoản ngân sách hằng năm Nhà nước phải bỏ ra để duy trì hoạt động các “Trung tâm giáo dưỡng” để cải tạo thanh thiếu niên phạm pháp không phải là ít. Nếu không phải chi cho các trại giáo dưỡng này, thì số kinh phí ấy có thể mở thêm trường học hay bệnh viện, hoặc dùng cho các chương trình “xóa đói giảm nghèo” thì có phải hạnh phúc cho dân hơn không ?
 
Thật ra, tình trạng thanh thiếu niên mất đạo đức, hư hỏng, phạm pháp không phải không có nguồn gốc của nó. Cứ nhìn ra xã hội quanh ta, đâu đâu cũng thấy những thứ quyến rủ, cám dỗ hết sức ngọt ngào mà nguy hiểm chết người xuất hiện và những tấm gương xấu của người lớn luôn ám ảnh tâm trí con em chúng ta từng giờ từng phút như :
-Những mẩu quảng cáo đủ thứ hàng tiêu dùng xa xỉ không cần thiết nhưng đặc biệt hấp dẫn đối với bọn trẻ, khiến chúng cứ phải cần có tiền để mua những thứ ấy.
-Cũng những mẩu quảng cáo ấy, người ta trưng ra nhiều hình ảnh, nhiều lời quảng bá kích thích lòng tham, kích thích “bản năng gốc” con người (mà ngày xưa ông bà ta thường gọi là “thú tính”) cốt để thu hút lợi nhuận .
-Ma túy hiện nay như con bạch tuột khổng lồ và bất tử. Dù ngày nào cũng nghe tin công an nơi này nơi kia bắt hàng chục vụ mua bán phi pháp các chất ma túy, nhưng trên thực tế ma túy vẫn có mặt khắp nơi và không tha cho bất cứ hạng người nào
-Game Online là loại hình giải trí nguy hiểm nhất trong thời đại kỹ thuật số này. Nó làm mất thời giờ, tiền bạc và sức khỏe các em; nó khiến cho tâm hồn các em méo mó lệch lạc, nhân cách bị biến thái, là nguyên nhân sâu xa gây ra một số bệnh thời đại như : béo phì, lười nhác, hoang tưởng, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ ám thị, Stress, pê-đê v.v…
-Facebook và Internet cũng là con dao hai lưỡi có sức quyến rủ thanh thiếu niên. Con em chúng ta có thể quên ăn quên ngủ, bỏ bê việc học tập, từ chối giúp công việc nhà … để vùi đầu làm bạn với hai cái thứ “vừa là thánh cũng vừa là quỷ” này.
-Những thứ giải trí mang nét văn hóa ngoại lai đang được những tay tài phiệt, con buôn nhập khẩu ồ ạt vào nước ta làm băng hoại tâm hồn trẻ thơ Việt Nam; những trò chơi giải trí mang tính giáo dục, dậm đà bản sắc dân tộc từ ngàn xưa bị những thứ giải trí ngoại lai hào nhoáng đó đánh bạt ra khỏi đời sống dân tộc ta từ nhiều năm nay.
-Cái gọi là thời trang được nhập khẩu từ phương tây mà các em gái thích mặc hôm nay là kiểu quần áo khoe đùi, khoe ngực. Loại thời trang quái quỷ này, lợi đâu không thấy, chỉ thấy nó là nguyên nhân của tội phạm tình dục ngày càng bùng nổ đến mức khó ngăn chặn.
-Những cảnh ăn chơi thâu đêm bất tận của những kẻ có tiền diễn ra hết đêm này đến đêm khác trước mắt các em ; những món đồ xa xí vượt khỏi khả năng tiền bạc của các em được bày bán, gọi mời khắp hang cùng ngõ hẻm khiên các em luôn thèm khát, mơ ước cuộc sống hưởng thụ như thế. Để có tiền ăn chơi và mua sắm những thứ đắt tiền,các em sẽ không bỏ qua tội ác nào mà không làm.
-Những tệ nạn thường xuyên diễn ra trước mắt các em như : quan lại tham nhũng, doanh nghiệp hối lộ, công chức xài bằng cấp giả… Thậm chí hai ngành nghề được xem là cao quý nhất trong xã hội là giáo dục và y tế cũng không thiếu trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm hồn các em. Ai biết được trong số trẻ em phạm pháp, có bao nhiêu em đã nói câu sau đây : “Người lớn đã như thế thì tội em làm có là bao” ?
 
Thông qua các phương tiện truyền thông, hằng giờ hằng ngày, chúng ta đọc thấy những mẩu tin và hình ảnh không đẹp về thanh thiếu niên ngày nay mà giật mình :
-Con giết cha mẹ; cháu giết ông bà… chỉ vì một chút tự ái nóng giận trong quan hệ đối xử; hay chỉ vì xin tiền mà ông bà, cha mẹ không cho
-Mới 17 tuổi đã phạm tội sát nhân bằng việc giết cả nhà người ta để cướp tài sản
-Học sinh đánh “hội đồng” bạn học rồi quay video chip tung lên mạng
-Thanh niên 20 tuổi hiếp dâm rồi thủ tiêu luôn một bé gái mới lên sáu.
-Nhậu say đánh nhau đến vong mạng
-Tụ tập đua xe trái phép, xem thường tính mạng bản thân và người chung quanh
-Lên Face book chát chít, hẹn hò rồi bỏ nhà đi phiêu lưu, để lại buồn thương nhớ tiếc cho những người trong gia đình
-Mua bán và sử dụng ma túy; ra vào trại cai nghiện như “đi chợ”
Vân vân …
Những vụ việc nêu trên không phải lâu lâu mới có, mà xảy ra hằng ngày trên khắp cả nước, được các phương tiện truyền thông thường xuyên đăng tải, không ngày nào là không có.
Những vụ việc này không phải của riêng gia đình nào, không chỉ có ở những người nghèo khổ thất học;
Nó là của chung tất cả mọi gia đình và mọi giai tầng xã hội, từ giàu sang trí thức cho đến nghèo khổ thất học.
Chỉ khi nào nó xảy đến với chính con cháu trong gia đình ta, ta mới giật mình nhận ra, nhưng đến lúc ấy thì đã muộn màng, khó mà cứu vãn tình hình đưa con em ta trở lại cuộc sống bình thường. 

(Đón xem kỳ II : Những giải pháp phòng tránh và cứu vãn tình hình xuống cấp về đạo đức của con em chúng ta)


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.

Phẩm Song Yếu

Tháng 12 năm 2024
03
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 3
Ngày Tân Sửu
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
03
Tháng 11
Kiên Giang