Chúc Mừng GHPGVN Tỉnh Kiên Giang

G
          Là những Phật tử gắn bó với Giáo hội Kiên Giang từ ngày thành lập (1982) đến nay, chúng tôi biết rằng Chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo hội luôn quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo tăng tài. Trường Cơ Bản Phật Học Kiên Giang được thành lập từ năm 1990 (hiện nay đổi thành Trường Trung cấp Phật học) là một ngôi trường Phật học có mặt tương đối sớm trong cả nước. Khóa đầu tiên thu nhận gần 40 tăng, ni sinh trong tỉnh Kiên giang về học.
 
          Đại Đức Thích Minh Nhẫn là một vị trong số tăng sinh của khóa I Trường CBPH Kiên Giang. Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận nhiều tăng, ni sinh trường CBPH Kiên Giang thời ấy, nay đã là những Cử nhân, Thạc sĩ đang phục vụ Giáo hội tại Kiên Giang cũng như tại một số tỉnh, thành trong nước. Thật là vui mừng phấn khởi đối với hàng Phật tử chúng tôi khi Giáo hội Phật Giáo Việt Nam nói chung, Giáo hội Kiên Giang nói riêng, ngày càng có nhiều bậc tăng tài xuất hiện để nối gót chư tiền bối cao tăng thạc đức đi trước, lãnh trọng trách lèo lái con thuyền Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ngày nay.
 
          Vẫn biết rằng giá trị đích thực của người tu sĩ Phật Giáo không phải ở chỗ bằng cấp hay học vị. nhưng thế giới hôm nay đã bước vào thời đại “toàn cầu hóa”. Chỉ nhìn vào đời sống xã hội trong thời gian 50 năm trở lại thôi, chúng ta cũng thấy tâm tình con người thay đổi như thế nào. Khi khoa học càng tiến bộ, những tiện nghi vật chất càng đầy đủ thì tâm lý tôn sùng vật chất và lối sống thực dụng ngày càng phủ trùm xã hội. Cách nhìn và quan điểm của quần chúng đối với Phật Giáo cũng thiên về hướng ấy. Thực tế đó đòi hỏi người tu sĩ Phật Giáo phải vừa nỗ lực tu chứng để làm sáng tỏ giá trị của Đạo Phật, nhưng cũng phải có hiểu biết nhất định về  chính trị, kinh tế, khoa học ,xã hội, văn hóa và các vấn đề  dân sinh hiện nay v.v… 
 
         Học vị và bằng cấp đối với tu sĩ Phật Giáo trong hằng ngàn năm qua đã từng bị xem thường, thậm chí còn bị lên án như những thứ “cặn bả” của lợi danh dễ làm người tu hư hỏng, quan điểm này đến nay không phải không còn. Tuy nhiên, do đòi hỏi của cuộc sống, trong đó có cuộc sống tu hành của tu sĩ Phật Giáo, mà quan điểm nêu trên dần dần không còn phù hợp nữa. Thật ra, học vị và bằng cấp là phương tiện chấp cánh cho người tu sĩ Phật Giáo thăng hoa về mọi mặt, trước mắt là giúp cho quần chúng Phật tử đỡ được mặc cảm với tôn giáo bạn, bởi vì giáo sĩ của họ được đào tạo rất bài bản, hành đạo rất hiệu quả. Rất ít trường hợp giáo sĩ của họ bị công luận châm biếm chê bai cười cợt như quý Sư mình.

         Thực tế đã cho chúng ta thấy sức thu hút, thành quả hoạt động và tầm ảnh hưởng  rộng lớn của những bậc cao tăng thạc đức có học vị  lên đời sống Phật Giáo Việt Nam trong vài mươi năm qua.
 
          Một tu sĩ Phật Giáo có chứng đạt tâm linh hay không và chứng đạt ở tầm mức nào, quần chúng bình thường không thể thấy biết. Nhưng một tu sĩ Phật Giáo có học vị, thông thạo nhiều kỹ năng, biết tổ chức các hoạt động Phật sự một cách khoa học, thỏa mãn được những nhu cầu tâm linh của đa số dân chúng, thì vị ấy sẽ thu hút được nhiều quần chúng (trong đó có nhiều người trí thức) đến với mình, và như vậy, vị ấy phát triển Phật sự, phát triển tín đồ, tức là vị ấy đã đạt sự thành công nhất định trong sứ mạng “Xuất gia hoằng thánh đạo, thệ độ nhất thế nhân” của người sứ giả Như Lai.
         
         Trên tinh thần đó, toàn thể hơn sáu trăm đoàn viên Gia Đình Phật Tử Kiên Giang hân hoan chúc mừng Giáo hội Phật Giáo Kiên Giang; chúc mừng Đại Đức Thích Minh Nhẫn, vị tiến sĩ đầu tiên của Phật Giáo Kiên Giang và chúc mừng quý Thầy, Cô thạc sĩ, cử nhân của Phật Giáo Kiên Giang đang phục vụ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên khắp nẻo đường đất nước.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.

Phẩm Song Yếu

Tháng 09 năm 2024
08
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Chủ nhật
Ngày Ất Hợi
Tháng Quý Dậu
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
06
Tháng 08
Kiên Giang