Một cô nàng lên núi gặp nhà sư. Cô nói : – Thưa Thầy, con muốn buông bỏ những phiền muộn mà không thể sao nó cứ đeo đuổi con mãi Nhà sư đưa cô gái cầm 1 cái cốc rồi liên tục rót nước sôi vào đó. Khi nước nóng đầy cốc, tràn nóng đầy cốc, tràn cả ra tay, cô gái thả ngay cốc nước xuống. Nhà sư từ tốn : – Đau rồi tự khắc sẽ buông. Vấn đề là, buông rồi thì tay vẫn đau và vết bỏng vấn lên sẹo. Vậy tại sao cứ phải chờ tổn thương thật sâu rồi mới buông ?! Ý NGHĨA CỦA CÂU CHUYỆN: Cuộc đời của chúng ta sẽ trải qua thật nhiều sự kiện, yêu thương giận hờn tất cả làm mình chịu nhiều sự khổ đau, Đức Phật đã dạy “Cầu bất đắc khổ” nên trong cuộc sống ai cũng muốn có nhiều ai cũng muốn nắm chặt kể cả những điều ảo tưởng, vì thế chúng ta cần phải biết buông xã, buông xã là 1 pháp môn tu tập để chúng ta không vướng phải tội lỗi, không phải khổ đau khi cầu khi muốn mà không được. Tập được buông xả là ta tạo được hạnh phúc cho mình cho người. Hạnh không buông xã là gì? Buông xả là buông bỏ. Chúng ta cần buông bỏ mọi phiền muộn từ bên ngoài và chính bên trong tâm bạn. Chúng ta buông bỏ sự ích kỷ và nhỏ mọn. Bạn rủ bỏ nó như rủ bỏ một chiếc áo rách và nhớp nhúa lâu ngày. Tất cả chúng là những mùi tanh đang bám vào người bạn. Chúng ta phải chiêm nghiệm chúng một cách sáng suốt và thẳng thắn xác định rằng, phiền muộn là khí độc đang bao trùm lấy bạn, bạn phải dứt khoát buông bỏ. Buông bỏ được thì an lạc đến. Bạn lưu ý cho rằng khổ đau và an lạc là hai mặt trái và phải của một bàn tay. Chúng luôn luôn đi theo dạng tỷ lệ nghịch với nhau. Khi bạn có nhiều an lạc thì khổ đau ít xuất hiện và ngược lại. Như một ly nước, nếu bạn cho nhiều màu xanh thì màu trắng mất. Làm thế nào bạn có thể tập hạnh buông xả trong đời sống hàng ngày.
Hành trang nhẹ, thuyền Từ càng nhanh lướt, Một ngày qua, một bước lại gần Tâm, Liên Hoa khai giữa trời đất mênh mông, Tan sáu giống trong thân phàm vĩnh cửu
Huynh Trưởng cấp Tấn Minh Hạnh Huỳnh Văn Long Nguyên chánh thư ký BHD PB GĐPT TP Hồ Chí Minh