Trong thực tế chuyển nhận tin, người ta sử dụng một số lượng lớn các mã quy ước. Việc làm này có 2 điểm lợi:
Do vậy Huynh trưởng chúng ta cũng phải nên tham khảo và ứng dụng vào quá trình giảng dạy cho đoàn sinh.
Mã | Morse | Ý nghĩa |
AR | ·-·-· | Kết thúc bản tin. Là cách viết tắt từ All Right. |
AS | ·-··· | Đợi một chút. Nếu chấp nhận chờ đợi trả lời C (yes). AS2 đợi 2 phút, AS6 đợi 6 phút. Nếu chờ đợi từ 10 phút trở lên ban dùng mã QRX |
BK | -···-·- | Break – tạm dừng. Dùng mã này để cho người khác biết rằng bạn sẽ liên lạc trở lại. |
CT | -·-·- | Bắt đầu phát tin. Viết tắt của từ "Commence Transmission". Có thể bị nhầm lẫn với KA |
K | -·- | Tiếp tục đi. Dùng trong trường hợp chờ đợi sự trả lời từ phía chuyển tin. |
KN | -·–· | “OK, Name”. Đã nhận, bạn tên gì? |
GA | –··- | Tiếp tục đi. Đồng nghĩa với KN. Viết tắt của từ Go Ahead. |
SK | ···-·- | Kết thúc liên lạc. (lưu ý khác với kết thúc bản tin). Có thể bị nhầm lẫn với VA |
SN | ···-·- | Hiểu rồi. |
SOS | ···—··· | Tín hiệu cấp cứu hoặc kêu gọi sự giúp đỡ. Dùng trong tình huống khẩn cấp hoặc đặc biệt nguy hiểm. |
········ | Có lỗi. (8xE) viết tắt của từ Error. |
Khi hệ thống thông tin càng phát triển số lượng dữ liệu truyền đi càng nhiều lẽ đương nhiên người ta sẽ sử dụng càng nhiều các mã quy ước. Thông thường người ta dùng từ viết tắt. Ví dụ như IMI hay ASAP.
IMI là viết tắt của I MISS IT có nghĩa “Tôi bỏ lỡ nó mất rồi”. Chúng ta thường dùng mã này trong trường hợp muốn nhận lại bản tin một lần nữa.
ASAP là viết tắt của AS SOON AS POSSIBLE có nghĩa là “càng nhanh càng tốt”.
Thực mã Morse có hẳn một quyển từ điển từ viết tắt. Hiện tôi đang dịch một số từ tiêu biểu và sẽ chia sẻ với các bạn.
N | No | Không |
ADR | Address | Địa chỉ |
B4 | Before | Trước |
C | yes/correct | Vâng/Đúng rồi |
CUL | See you later | Hẹn gặp lại |
.. | … | … |
Để thuận tiện Wal-ter P. Phillips đã sáng chế ra hệ thống tốc ký vào năm 1897 có tên là Philips Code. Kết hợp mã Morse với Phillips Code ta có thể đẩy nhanh tốc độ truyền tải cũng như độ chính xác của thông tin. Tuy nhiên điều cần thiết là cả người cho và người nhận phải cùng biết các loại mã này.
Như bạn thấy điều hiển nhiên là tất cả các bảng mã này đều lấy Anh ngữ làm nền do đó sẽ rất khó khăn cho chúng ta khi sử dụng nhất là đối với những bạn chưa tiếp xúc với Anh ngữ. Các mã quy ước nãy giờ tôi giới thiệu rốt cuộc cũng chỉ là quy ước, quy ước do con người đặt ra. Bạn hoàn toàn có thể đặt ra một bảng mã cho riêng GĐPT hoặc cho chính đơn vị bạn đang sinh hoạt lấy tiếng Việt làm nền tảng. Điều đó không thú vị lắm sao?
nguồn: http://www.nguoiaolam.net/2015/01/mot-so-quy-uoc-trong-ma-morse.html