Hôm nay, ngày 27 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, nhân húy nhật lần thứ 30 của chị Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc, nữ Huynh Trưởng cấp Dũng đầu tiên của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
Xin mời anh chị em áo Lam hãy dành một phút tưởng nhớ về chị Tâm Chánh qua bài viết “Nữ Cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc (1913 – 1989)” do hòa thượng Thích Thiện Siêu viết đăng trong tác phẩm Chư tôn Thiền đức & Cư sĩ hữu công Phật giáo Thuận Hóa.
***
Nữ Cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc, Pháp danh Tâm Chánh, Tự Thể Hạnh, sinh ngày mồng 8 tháng 11 năm Quý Sửu, tức ngày 05.12.1913.
Thân phụ là ông Hoàng Phùng, thân mẫu là bà Tôn Nữ Thị Khuê. Chánh quán làng Xuân Tùy, Thừa Thiên. Trú quán tại thôn Vỹ Dạ, Thành phố Huế.
Buổi thiếu thời, sau những năm theo chân Cha Mẹ công tác ở một số tỉnh nam Trung bộ, Bà học xong bậc sơ học và tiểu học, sau về Huế học trường Đoàng Khánh hết cấp trung học rồi tiếp tục giảng dạy tại đây cho đến tuổi về hưu.
Vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống Nho phong, lại được nung đúc với niềm tin Phật rạt rào và sâu sắc, Nữ Cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc trong khoảng thời gian trưởng thành gần 50 năm đã trọn vẹn đem hết tâm hồn, tình cảm và ý chí phục vụ cho lợi ích của mọi người, nhất là đối với giới trẻ trong bao cảnh thăng trầm của đất nước vào những năm trước mùa thu 1945 và mãi cho đến tận bây giờ.
Từ những năm 1930, bấy giờ Nữ Cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc đang độ tuổi 20, đủ bề công, dung, ngôn, hạnh, mặc dù vốn có một dẫn lực tân kỳ, đầy ý vị của “ngọn nắng mới lên” của “mảnh vườn xanh như ngọc”. Nữ Cư sĩ Kim Cúc như luôn luôn nghe rõ bước đi lên của tâm thức mình, ngừng lại nơi đâu chỉ là tùy duyên, mà lòng trong trắng tiếp tục đi lên mãi là bất biến, ấy là tất cả cuộc đời của Nữ Cư sĩ.
Bởi vậy cho nên từ khi rời ghế nhà trường cũ, trường nữ trung học Đoàng Khánh Huế, nơi đây hầu như là tâm điểm đào tạo độc nhất giới trẻ Miền Trung và Huế thuộc phái nữ bấy giờ để có một trình độ kiến thức trước khi ra xã hội chen vai cùng nam giới xây dựng cuộc đời, xây dựng gia đình và đất nước.
Tại trường Đoàng Khánh, thuộc thành phần giảng huấn, Nữ Cư sĩ vẫn chỉ nhận một nhiệm vụ rất khiêm tốn là chăm lo giáo dục cho các nữ sinh có đủ khả năng làm tròn thiên chức người con gái, làm vợ, làm mẹ trong gia đình trước khi dấn thân vào công tác xã hội. Nữ Cư sĩ thường phụ trách những ngành giáo dục như y tế, dưỡng nhi, nữ công gia chánh, tổ chức kinh tế và quản lý gia đình, vừa giảng dạy, vừa nghiên cứu, vừa nghiên cứu, vừa giảng dạy trong hơn 35 năm làm việc. Nữ giới Việt Nam lứa tuổi trung niên trở xuống ít ai không biết đến tên Hoàng Thị Kim Cúc: Sách báo của Bà viết về các vấn đề trên hiện nay trong nước và ngồi nước chú ý xuất bản khá nhiều như Huế, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Pháp, Hoa kỳ… đều tái bản sách của Nữ Cư sĩ và có những ấn bản lên đến 20.000 cuốn.
Cuộc sống mỗi ngày cũng như mọi ngày. Ít khi Nữ Cư sĩ được rỗi rảnh, vì ngồi việc giảng dạy còn phải gánh vác nhiều công việc khác của đoàn thể: Vận dụng vốn hiểu biết từ nhà trường ra xã hội, từ xã hội xây dựng một lý tưởng gia đình cao hơn.
Giai đoạn 1945 trở về sau, đúng vào lúc thành phố Huế trải qua những ngày kinh hoàng, ly loạn: Giặc Pháp trở lại, dân chúng tứ tán, cuộc kháng chiến bùng nổ. Đến khi thành phố Huế tương đối yên tĩnh vào những năm 1946-1947, trở về ngôi trường Đoàng Khánh cũ với tâm trạng khắc khoải qua những ngày đối diện với cảnh xác xơ của thành phố. Từ cái vẻ tiêu điều của cảnh trí bên ngồi đến nỗi cô đơn, trống trải bên trong. Giai đoạn này cô Hoàng Thị Kim Cúc cảm nhận sâu sắc lời Phật dạy về cái khổ, phương pháp diệt khổ, về Bát Chánh đạo, về Lục độ, Thập nhị nhân duyên để từ quan điểm nhân sanh và vũ trụ Phật giáo soi sáng cho chính mình, nâng cao kiến thức và đóng góp công sức xây dựng đoàn thể, sống kết hợp chặt chẽ, tương thân tương trợ theo tinh thần Phật giáo.
Cuối Đông năm 1946 và đầu Xuân 1947, Nữ Cư sĩ bắt đầu sinh hoạt thường xuyên với tổ chức Gia đình Phật hóa phổ Hướng Thiện – Gia đình đầu tiên sau ngày hồi cư tại nhà bác Phan Cảnh Tú có đầy đủ thành phần thiếu niên, thiếu nữ và nam nữ Phật tử. Từ nơi này, Nữ Cư sĩ đã tận tụy chăm sóc chỉnh đốn tổ chức các ngành nữ.
Đầu năm 1948, số lượng nam nữ thanh thiếu nhi Phật tử càng ngày càng đông, phải chuyển nơi học tập và nhóm họp xuống trường tiểu học Thanh Long (nay là trường Huỳnh Thúc Kháng) rồi lên trường tiểu học Thượng Tứ. Qúa trình sinh hoạt tại hai nơi này, Nữ Cư sĩ đã tận tâm chăm sóc tổ chức, tích cực học tập, tham dự các lớp Phật pháp ngắn hạn, dài hạn, mặc dầu chưa muốn tự nhận mình là một đoàn viên chính thức.
Tháng 2 năm 1948, thời gian bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu tổ chức với tư cách là bạn đoàn.
Mãi gần một năm sau, tháng 12/1948, Nữ Cư sĩ chính thức nhận nhiệm vụ Đoàn trưởng đoàn nữ Hương Trang, làm Ủy viên nữ Phật tử Gia đình Phật tử Thừa Thiên, rồi lần lượt giữ các chức vụ:
– Ủy viên nữ Phật tử Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Tổng hội
– Phó Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Thừa Thiên kiêm Phó ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Tổng hội
Trong suốt quá trình mười năm thực hiện các nhiệm vụ đã ghi trên, từ năm 1948 đến cuối năm 1958, với tư cách Huynh trưởng cấp Dự Tập và cấp Tín, Nữ Cư sĩ đã làm việc tích cực không bao giờ gián đoạn, mặc dầu sức khỏe có hạn, công việc nội bộ của Đoàn thể ngày càng nhiều.
Tình hình bên ngồi đa đoan và phức tạp đến nỗi vai trò lãnh đạo chính Gia đình Phật tử Thừa Thiên và Tổng hội Phật giáo Trung phần không thể giao cho một ai bên phía Nam, mà Nữ Cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc phải nhận lãnh để đương đầu.
Những năm 1958 trở về sau, Nữ Cư sĩ chính thức thọ Huynh trưởng cấp Tấn, nhận nhiệm vụ Trưởng Ban Hướng Dẫn cả hai cấp Tỉnh hội Thừa Thiên và Tổng hội Trung phần cho đến tháng 8 năm 1964 bàn giao công tác lãnh đạo Gia đình Phật tử Trung phần cho Ban Hướng Dẫn Trung ương hoạt động trong cả nước từ Bắc vào Nam.
Năm 1964, sau khi Gia đình Phật tử Việt Nam thống nhất toàn quốc, Nữ Cư sĩ được bầu vào Ban lãnh đạo Gia đình Phật tử Trung ương với chức vụ Phó Trưởng ban Hướng dẫn phụ trách ngành Nữ toàn quốc, một công tác vô cùng trọng đại và khó khăn đối với Nữ Cư sĩ vì tuổi ngày càng cao, sức khỏe yếu kém dần, lại thường xuyên ở Huế, khó lòng điều hành việc chỉ đạo Trung ương. Ngại rằng không chu tồn nhiệm vụ cho nên năm 1965 Nữ Cư sĩ có đơn xin Trung ương thay người khác nhưng không được chấp thuận cho nên phải tiếp tục gánh vác trách nhiệm, bao nhiêu thì giờ nghỉ ngơi trong các dịp nghĩ lễ lớn và tồn bộ thời gian nghĩ hè Nữ Cư sĩ phải tập trung làm việc không hở từ các công tác tổ chức, thăm viếng dự và mở các trại huấn luyện toàn quốc, các trại huấn luyện cấp Tỉnh khắp ba bốn mươi tỉnh miền Trung và miền Nam, liên tục cho đến năm 1968.
Mùa xuân năm Mậu Thân 1968 với cuộc chiến kéo dài đã làm chùng bước Gia đình Phật tử không ít, nhất là đối với ngành Nữ, một phần do đời sống và vấn đề giao lưu liên lạc ngày càng khó khăn. Giai đoạn này với tư cách là cấp lãnh đạo cao nhất của ngành Nữ, với tư cách huynh trưởng cấp Dũng do Trung ương truy phong, Nữ Cư sĩ tự thấy không sao yên tâm ngồi nhìn Đoàn thể cứ theo thời gian mà lặng khuất dần, mùa hè năm 1974, vượt qua mọi khó khăn, trắc trở Nữ Cư sĩ quyết tâm thực hiện một hành trình dài với kế hoạch họat động rộng rãi trong nhiều tỉnh miền Trung và miền Nam với chủ đích thăm viếng, chấn chỉnh tổ chức hay mở lớp huấn luyện tùy theo yêu cầu từng địa phương. Nữ Cư sĩ đích thân lãnh đạo đoàn huynh trưởng Trung ương bắt đầu rời Huế ngày 10.06.1974, sinh hoạt trong 45 tỉnh, thành: Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Bồng Sơn, Qui Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Lâm Đoàng, Đà Lạt, Di Linh, Ban Mê Thuột, Pleiku, Phú Bổn, Kontum ….
Đến Kontum xem như đã hồn thành tương đối tốt đẹp kế hoạch thăm viếng miền Trung, củng cố các tổ chức sinh hoạt ngành Nữ Gia đình Phật tử cả ba hệ thống: Oanh vũ, Thiếu nữ Phật tử và Nữ Phật tử (thanh nữ). Nữ Cư sĩ lại chuẩn bị kế hoạch vào Nam. Tại miền Nam, Gia đình Phật tử bấy giờ cũng đã được thành lập khắp nơi nhưng mọi sinh hoạt vì còn mới, cần uốn nắn nhiều điểm nên công tác của Nữ Cư sĩ tại đây có phần vất vả nhất là vấn đề ổn định tổ chức cho thật qui cũ về cả hai mặt nhân sự bộ khung huynh trưởng các ngành và vấn đề huấn luyện huynh trưởng về mặt chuyên môn và trau dồi kiến thức Phật pháp. Chuyến đi Nam này đánh dấu một bước tiến quan trọng về mặt rộng lẫn mặt chiều sâu trong lịch sử phát triển của Gia đình Phật tử Việt Nam đến tận các miền xa xôi nơi cuối cùng của đất nước, chặng cực Nam cũng như cực Đông và cực Tây nơi mà cuộc sống tinh thần của quần chúng vốn Chịu ảnh hưởng sâu nặng các trào lưu tín ngưỡng pha tạp. Những tỉnh miền Nam Nữ Cư sĩ đã đến, cùng các Gia đình Phật tử địa phương làm việc có chiều sâu như Phước Long, Long An, Vũng Tàu, Sa Đéc, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Củ Chi, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bạc Liêu, Cà Mau, Hồng Ngự, Rạch Giá, Long Khánh, Thủ Đức, Giaray, Vĩnh Nghiêm, Vĩnh Bình, Gia Định, Sàigòn.
Sinh hoạt của Nữ Cư sĩ trong mùa sen nở 1974 có một giá trị điển hình về số lượng và chất lượng để cho thế hệ Thanh thiếu nhi Phật tử Việt Nam đương thời và hậu tiến nhận chân và thấm thía rằng nếu tổ quốc Việt nam không thể thiếu Hoa sen thì tuổi trẻ Việt Nam cũng không thể thiếu tấm lòng tin Phật, cũng như gia đình Việt Nam không thể thiếu những đàn con đức hạnh quả cảm, đầy vị tha.
Cuối năm 1974, bước sang đầu năm 1975, khi cuộc chiến đấu chung của dân tộc đang hồi kết thúc, đất nước thống nhất. Các Nam nữ huynh trưởng, các Phật tử trong giới thanh niên tạm thời phân tán làm bổn phận và trách nhiệm khẩn cấp của mỗi người, Nữ Cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc không có ai giao mà cũng chẳng chờ ai ủy thác, tự xem như có trách nhiệm của người Chị Trưởng cao nhất và trên tất cả mọi tình huống khác biệt, hết lòng an ủi khuyến khích người sống, tưởng nhớ người đã khuất, duy trì giềng mối tổ chức, giữ gìn tài liệu, thành tích của Gia đình Phật tử Việt Nam trong quá trình gần 50 năm sinh hoạt mọi mặt: con người, hành chánh, văn nghệ, văn hóa…
Sau năm 1975, từ đáy lòng, tâm hồn Nữ Cư sĩ đã khắc sâu và hơn bao giờ hết những dòng sắc sảo: tất cả cho lý tưởng người huynh trưởng. Người Huynh trưởng lớn lao với hàng triệu các em đoàng đạo âm thầm và bền bĩ đã sống, đang sống và sẽ sống mãi.
Mùa đông năm nay, mùa đông Mậu Thìn 1988 sau một chuyến sinh hoạt thăm viếng tại miền nam, Nữ Cư sĩ lâm nạn và được đưa về Huế khi bệnh tình quá trầm trọng, tuy không nói được, nhưng còn có thể nhìn, còn có thể chảy nước mắt khi hé mở thấy các em lớn nhỏ đến thăm bên giường. Nữ Cư sĩ cứ nhìn và chảy nước mắt như thế cho đến lúc 12g00 ngày 27 tháng 12 năm Mậu Thìn tức ngày 03/02/1989, trút hơi thở cuối cùng, thọ 75 tuổi.
Kể từ ngày 05/12/1913 khi mầm cúc vàng hé mở đến ngày cây cúc vàng nằm xuống sau 75 mùa xuân tiếp nhận ánh sáng mặt trời, cũng là 75 mùa xuân đạo hạnh trong vườn xuân ấm của gia đình Phật tử Việt Nam.
Hương linh Phật tử Hoàng Thị Kim Cúc hãy lắng nghe!
Đức Phật dạy đời sống thật bấp bênh, nhưng cái chết luôn chắc chắn. Không ai biết rằng mình sẽ sống mấy tháng, mấy ngày, nhưng ai cũng biết chắc chắn rằng mình sẽ chết. Như những trái cây ở trên cành, trái rụng sớm, trái rụng muộn, trái rụng xanh, trái rụng khi già, nhưng tất cả trái cây đều phải rụng xuống, rụng xuống để hóa thành cây cỏ dại, hoặc hóa thành cành hoa thơm.
Chúng ta từ đâu đến, không ai biết được, sẽ đi về đâu, không ai hay. Nhưng chúng ta đã có thân ở giữa cõi này, thân chúng ta cũng phải chết, chết lúc thơ ấu, chết lúc thanh niên, chết lúc lão thành để tái sinh theo nghiệp lực của mình. Một mình một thân, chúng ta đến một mình một thân, chúng ta đi cũng một mình một thân, điều đó ai cũng như ai. Nhưng chỉ khác nhau trong khoảng thời gian ngắn ngủi của kiếp nhân sinh ta đã sống như thế nào. Ta đã sống, gieo rắc an lạc hay là gieo rắc đau khổ, đã sống gieo rắc tình thương hay là gieo rắc hận thù, đã sống gieo rắc hạnh phúc hay là gieo rắc điều bất hạnh, đã sống gieo rắc hân hoan hay là gieo rắc sợ hãi, đã sống vì ích kỷ, ngã nhân, hẹp hòi hay là đã sống tâm hỷ xả theo hạnh lợi tha.
Phật tử đã được sinh ra trong một gia đình lễ giáo, có duyên lành sớm gặp Phật, có lòng tin Phật vững chắc, có sự hiểu biết thật thâm sâu, có sự hành trì theo giáo pháp của đức Phật, sống một cuộc đời thanh đạm, khiêm tốn, một cuộc đời chan hòa tình thương cho tất cả mọi người. Phật tử làm trợ duyên rất tốt cho lớp thanh niên đến với đạo Phật. Đến với đạo Phật để cùng nhau học cách sống của đức Phật, gieo rắc từ bi, gieo rắc hỷ xả, gieo rắc tình thương, gieo rắc an lạc, gieo rắc hạnh phúc. Đó là niềm vui của Phật tử, đó là thiện căn phước đức của Nữ Cư sĩ, đó là điều để cho các Phật tử hôm nay thương tiếc Nữ Cư sĩ, hộ niệm đưa tiễn Nữ Cư sĩ đến nơi an nghỉ cuối cùng. Trong giờ phút mà khoảnh khắc trở thành thiên thu này, tôi nguyện cầu đức Phật phóng hào quang tiếp độ Phật tử, nhứt niệm siêu sanh, an lành về cõi Phật.
Nam-mô Tiếp dẫn Đạo sư A-di-đà Phật.
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
[i] Bấy giờ các thi sĩ Bích Khê, Hàn Mặc Tử thường có thơ tặng Chị Hoàng Thị Kim Cúc, trong bài thơ Thôn Vỹ có mấy câu:
“Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”