Đồ chơi giản đơn:
– Bún gạo lứt
– Đậu phụ chiên, trộn thính
– Gia đình rau thơm xà lách Việt Nam
– Nước chấm: nước tương nguyên chất, đường thốt nốt, chanh, tỏi, ớt trộn sao vừa miệng là chơi.
Chiên đậu phụ
Rau rửa thật sạch
Xắt nhỏ đậu hủ chiên…
… và trộn thính
Mọi thứ đầy đủ
Cuốn lại nào!
Hương vị của món này chắc đến chết cũng không thể quên, 1 bản hòa ca của tinh tú rau thơm quê nhà…
Nếu làm biếng cuốn thì chế thành món bún đậu nước tương phiên bản 2 ăn cũng ngon lành
Gỏi cuốn là món ăn vặt rất được yêu thích ở Sài Gòn. Nhưng ít ai ngờ rằng quán được các tín đồ ẩm thực bình chọn ở vị trí hàng đầu nhờ món tương ăn kèm độc đáo lại nằm tuốt trong… Chợ Lớn.
Gỏi cuốn ở Sài Gòn phổ biến từ vỉa hè, trong chợ hay các quán ăn, cho đến những nhà hàng, khách sạn sang trọng.
Có lẽ từ năm 2011, khi trang du lịch của hãng tin CNN đưa ra bảng xếp hạng “50 món ăn ngon nhất thế giới”, trong đó phở giữ vị trí 28, còn gỏi cuốn giữ vị trí 30 thì món ăn chơi hấp dẫn này đã được lan truyền chóng mặt, xuất hiện trên nhiều báo lớn trên thế giới, cũng như được những ông Tây, bà Tây viết blog ẩm thực giới thiệu như một món ăn “cứu rỗi cả thế giới” trong bối cảnh bệnh béo phì đang lan rộng, những khoai tây chiên, hamburger… đã quá phổ biến như một phần quen thuộc của cuộc sống hiện đại.
Người nước ngoài ca ngợi món này có đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tươi ngon nhờ có rất nhiều rau. Bởi vậy, tên gọi tiếng Anh phổ biến nhất của gỏi cuốn thường là “summer rolls” (cuốn mùa hè) hoặc “fresh spring rolls” (cuốn mùa xuân) – phân biệt với từ chả giò mà Tây thường gọi là “spring rolls” (vốn được chiên lên).
Ở nhiều nước, món gỏi cuốn đã được dùng làm món khai vị trong các nhà hàng. Thật thú vị, nơi nào đầu bếp am hiểu văn hóa Việt sẽ dọn gỏi cuốn cùng nước chấm chua ngọt pha từ nước mắm, nếu không sẽ dọn ra món tương đen rắc đậu phộng có tên quốc tế phổ biến là “hoisin sauce”, đơn giản là nước sốt làm từ tương này bán có bán sẵn trong siêu thị.
Ở Sài Gòn, người ta thường chấm gỏi cuốn với tương đen hơn. Điều này rất dễ hiểu bởi sự giao thoa văn hóa Việt – Hoa..
Một cuốn sách nấu ăn của Malaysia khi giới thiệu món bò bía (được ghi dưới cái tên tiếng Anh là Popiah – fresh spring rolls) cũng nêu đây là một phiên bản từ món Hoa. Tuy nhiên, món cuốn này có nhân rất khác với gỏi cuốn của Việt Nam mặc dù nước chấm làm từ tương gần như giống hoàn toàn. Nhân của món bò bía này gồm đậu hà lan xào chín, đậu hũ chiên thái nhỏ, tôm, trứng, bắp cải xào…
Nếu như món gỏi cuốn xuất phát từ món bò bía thì người Việt vẫn có quyền tự hào vì món ăn này đã được biến đổi hoàn toàn để phù hợp với người Việt, cái gì hợp thì giữ lại (như nước sốt để chấm gỏi), cái gì không phù hợp thì biến đổi, đó là toàn bộ vỏ và nhân đã chuyển sang một phong cách mới: tôm luộc, thịt luộc để có vị ngọt và không dầu mỡ, rau cuốn kèm chỉ là rau thơm và rau sống: hẹ, rau húng, dấp cá, xà lách, tía tô… Vỏ cuốn là bánh tráng gạo.
Và rất có thể phiên bản gỏi cuốn của Việt Nam là đặc biệt nhất trong các nước châu Á cùng có kiểu ăn món cuốn tương tự, nên đã được phổ biến trên thế giới, cũng như được lọt vào bảng xếp hạng của hãng tin danh tiếng CNN.
(Sài Gòn Ẩm Thực – Thanh Niên)