Ma ni châu, nhân bất thức
Như Lai tàng lý thân thâu đắc
Lục ban thần dụng không bất không
Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc
Tâm trong sáng người người ai cũng có
Nó là Ma Ni là Như Ý bảo Châu1
Chẳng mấy ai biết rỏ cái tâm nầy
Nó mầu nhiệm, thu gọn cả Như Lai tàng tánh2
Sáu thần dụng, thấy sắc mà phi sắc3
Một viên quang4, rằng không nhưng lại phi không
Nghĩa sắc không mầu nhiệm vô cùng
Chứng thật tướng mối nghi này mới mở
(1) Ma Ni Châu: Dịch là Ngọc Như Ý, Ngọc Như Ý là thứ ngọc trong sáng màu sắc lung linh biến ảo vô cùng đẹp đẽ, như thu hút hết cả sắc màu, cả sự sáng soi của vũ trụ vào trong đó. Kinh Phật thường dùng ngọc Ma Ni để chỉ cho tâm thanh tịnh trong sáng vốn có của con người.
(2) Như Lai Tàng Tánh: Chỉ bản thể bất biến tùy duyên của vũ trụ vạn hữu. Vạn hữu ngàn sai muôn khác là diệu dụng duyên khởi từ bản thể Như Lai Tàng mà có.Tâm là tên gọi khác của Như Lai tàng.
(3) Sáu Thần Dụng: Sáu diệu dụng bất tư nghì của nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, và ý căn, khi con người hồi quang chân tánh. Con người lúc bấy giờ chỉ xử dụng "tuệ nhãn" mà quan sát vũ trụ vạn hữu, Nhục nhãn còn nguyên đó mà không còn công dụng.
(4) Một Viên Quang: Như Lai Viên Giác Diệu Tâm, tâm tròn sáng, giác ngộ chân lý trọn vẹn. Đến địa vị này, con người chỉ xử dụng "Phật nhãn" nhìn vũ trụ vạn hữu. Bốn thứ nhãn trước kia không còn tác dụng.
Con người ai cũng có Chân Tâm. Tự thể chân tâm vốn trong sáng, thanh tịnh, vắng lặng, nhiệm mầu. Trong Chân Tâm không có một gợn phiền não khổ đñau bất mãn, bất bình. Cũng không có ý niệm ta, người, thương, ghét, thân, sơ…Kinh điển Phật thường ví Chân Tâm ấy như ngọc Ma Ni.
Ai cũng sẵn có ngọc Ma Ni mà không biết mình có ngọc Ma Ni quý báu ấy. Ngọc Ma Ni vô giá trong người mà không phát hiên để xử dụng cái công dụng NHƯ Ý của ngọc. có ngọc Như Ý, con người sẽ không còn gì để "thiếu". Phát hiện ngọc Như Ý, xử dụng ngọc Như Ý, nhìn vạn pháp bằng "Phật nhãn" cho nên:
"Sáu thần dụng thấy sắc mà phi sắc
Một viên quang, rằng không nhưng lại phi không"
Vì, người phát hiện ngọc Như Ý, xử dụng ngọc Như Ý, là người chứng thật tướng của vạn pháp rồi.
"… Chứng thật tướng vô nhân pháp
Sát na diệt khước A tỳ nghiệp"….
Tịnh ngũ nhãn, đắc ngũ lực
Duy chứng nãi tri nan khả trắc
Kính lý khán hình kiến bất nan
Thủy trung tróc nguyệt tranh niêm đắc
Tịnh ngũ nhãn, sẽ kéo thêm ngũ lục
Chung môi trường mới biết được diệu dụng kia
Rủ giành trăng, đáy nước…chuyện còn khuya!
Đứng trước kính, ngắm thân hình là việc dễ!
Giáo lý đạo Phật dạy rằng, con người có khả năng và quyền xử dụng "ngũ nhãn"." Khả năng" và "quyền" thì mọi người đều có quyền thừa hưởng, xử dụng bình đẳng. Tuy nhiên, đây là thứ bình đẳng có điều kiện. Mọi người phải cùng ở "môi trường TU" thì mới cùng được ở trong "môi trường CHỨNG".
"Tịnh ngũ nhãn" là người đạt đến giai đoạn CHỨNG. Ngũ nhãn đoạt đến giai đoạn CHỨNG ĐẮC THANH TỊNH thì chỉ có người tự chứng được biết. Người khác môi trường nói và kể cho họ nghe hoặc họ bảo kể cho nghe, chẳng khác "Rủ nhau giành trăng ở đáy nước" hy vọng gì người khác môi trường bảo họ hiểu hoàn cảnh của riêng mình. Phải cùng đứng trong vườn LAN HUỆ mới cùng thưởng thức được mùi hoa lan huệ. Phải cùng đứng nơi chợ cá ươn, mới thắm thía "hương vị" của chợ bán cá ươn.
Vì vậy, TỊNH NGŨ NHÃN, ĐẮC NGŨ LỰC là chuyện có thực, nhưng diễn đạt cảnh giới thanh tịnh của "ngũ nhãn" của mình cho người khác nghe biết là điều không dễ. Bảo người khác phải nghe và phải hiểu về cảnh giới CHỨNG ĐẮC của mình lại càng khó, khó đến nỗi tác giả Chứng Đạo Ca ví với chuyện "Rủ nhau giành trăng đáy nước"
Ngũ nhãn là năm thứ mắt, nói cách khác là năm cách "tư duy" mà cùng một cách ngó nhìn. Đó là: nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, tuệ nhãn và Phật nhãn.
Ngũ nhãn thanh tịnh, con người tự có năm thứ sức mạnh , đủ sức tiến mạnh trên con đường Bồ đề Vô thượng. Đó là:
CHÁNH TÍN, CHÁNH TINH TẤN, CHÁNH NIỆM, CHÁNH ĐỊNH VÀ TRÍ TUỆ BA LA MẬT.
Điều đó nói với ai? Dễ có mấy người biết! Dễ có mấy người tin! Đó là
"…Duy chứng nãi trí, nan khả trắc" Họ không tin, không đáng trách, vì họ khác môi trường.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
Phẩm Song Yếu