HUYNH TRƯỞNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
VÀ PHÁP TU CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA
(Tiếp theo)
PHẦN III:
KINH THIỆN SINH
(Pháp tu dành cho người Phật tử tại gia)
Một thời Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt-kỳ cùng với chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.
Vào buổi sáng hôm ấy, Đức Thế Tôn khoác y cầm bát vào thành khất thực. Lúc bấy giờ tại thành La-duyệt-kỳ có con trai ông trưởng giả tên là Thiện Sinh, buổi sáng sớm thường đến một khu vườn ngoại thành lễ bái sáu phương.
Đức Thế Tôn trông thấy bèn hỏi Thiện Sinh về ý nghĩa lễ bái sáu phương. Thiện Sinh thưa: “Khi cha tôi sắp chết có dặn tôi hằng ngày phải ra khu vườn này lễ bái sáu phương gồm các phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, phương trên và phương dưới”.
Đức Thế Tôn bảo: “Này Thiện Sinh, vậy ngươi có biết ý nghĩa của việc lễ bái sáu phương là gì không?”
Thiện Sinh thưa: “Cúi xin Thế Tôn chỉ dạy cho con hiểu:
Đức Phật bảo con trai trưởng giả: “Hãy lắng nghe, hãy suy ngẫm kỹ. Ta sẽ nói cho ngươi nghe”.
Đức Phật dạy rằng:
– Bốn nghiệp ác gồm: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối
– Hai tâm bất thiện gồm: tham lam, sân hận
– Sáu việc tổn hại gồm: Say sưa rượu chè, đam mê cờ bạc, rong chơi phóng đãng, đàn ca xướng hát, kết giao bạn xấu, lười biếng sợ nhọc.
2.1- Lễ bái phương Đông là làm tròn bổn phận của cha mẹ đối với con cái và làm tròn bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Cụ thể là:
*Con cái đối với cha mẹ có 5 điều:
*Cha mẹ đối với con cái có 5 điều:
2.2- Lễ bái phương Nam là làm tròn bổn phận của sư trưởng đối với đệ tử và làm tròn bổn phận của đệ tử đối với sư trưởng. Cụ thể là:
*Đệ tử đối với sư trưởng có năm việc:
*Sư trưởng đối với đệ tử có 5 điều:
2.3- Lễ bái phương Tây là làm tròn bổn phận của chồng đối với vợ và làm tròn bổn phận của vợ đối với chồng. Cụ thể là:
*Chồng đối với vợ có 5 điều:
*Vợ đối với chồng có 5 điều:
2.4-Lễ bái phương Bắc là làm tròn bổn phận đối với bạn bè, thân quyến. Cụ thể là:
*Bổn phận của mình đối với bạn bè, thân quyến có 5 việc:
*Bạn bè thân thích có 5 điều đối lại:
2.5-Lễ bái phương Trên là làm tròn bổn phận người Phật tử đối với chư Tăng, Ni và chư Tăng, Ni làm tròn bổn phận đối với Phật tử. Cụ thể là:
*Phật tử đối với Tăng Ni có 5 việc:
*Tăng Ni có sáu điều đối với Phật tử:
2.6-Lễ bái phương Dưới là làm tròn bổn phận của chù đối với người giúp việc và làm tròn bổn phận của người giúp việc đối với chủ. Cụ thể là:
*Làm chủ có 5 điều đối với kẻ giúp việc:
*Người giúp việc đối với chủ có 5 điều:
Sau khi được Phật nói rõ ý nghĩa lễ bái sáu phương, Thiện Sinh đã xin quy y Tam Bảo làm Ưu bà tắc và giữ Năm Giới.
Đức Thế Tôn dạy: “Như thế, này Thiện Sinh, bất cứ ai không kêt bốn ác nghiệp, cởi bỏ hai tâm bất thiện, từ bỏ sáu việc tổn hại và thường lễ bái lục phương; thì đời này được tốt đẹp và cả đời sau cũng được quả báo tốt đẹp; trong hiện tại được người trí ngợi khen và sau khi mạng chung sẽ được sanh vào cõi Trời”
Hết nội dung Kinh Thiện Sinh.
Trong bài kinh Thiện Sinh dạy phương pháp tu tập riêng cho hàng Phật tử tại gia trên đây, chúng ta đọc kỹ sẽ thấy rõ:
Đức Phật dạy chúng ta tu theo Nhân thừa và Thiên thừa.
Người tu theo kinh Thiện Sinh, lúc còn sống là người tốt được mọi người kính trọng ngợi khen; sau khi mạng chung được sinh vào cõi Trời làm chư Thiên.
Đức Thế Tôn dạy chúng ta bốn pháp tu (pháp hành):
a) Không kết 4 ác nghiệp: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối (nằm trong ngũ giới)
b) Cởi bỏ 2 tâm bất thiện: tham lam và sân hận
c) Từ bỏ 6 việc tổn hại: Say sưa rượu chè, đam mê cờ bạc, rong chơi phóng đãng, đàn ca xướng hát, kết giao bạn xấu, lười biếng sợ nhọc. (nằm trong Bát quan trai giới)
d) Làm tròn bổn phận trong 6 mối quan hệ gia đình và xã hội:
Đây là bốn pháp tu hay pháp hành của người Cư sĩ do chính kim khẩu Đức Phật thuyết còn lưu lại trong tam tạng kinh điền cho đến ngày nay.
Trong bốn pháp tu trên đây, người cư sĩ tùy theo sức mà tu tập. Nếu tu được trọn vẹn, rốt ráo thì cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, được mọi người kính trọng; khi mạng chung nhất định sinh lên cõi Trời hưởng phước báu nhiều đời; còn như tu tập được phần nào thì được an vui phần ấy, cuộc sống được bớt khổ thêm vui; khi mạng chung nhất định tái sinh trở lại làm người nhiều phước báu. Giá trị giác ngộ và giải thoát của người cư sĩ Phật tử là ở mức độ thưc hiện bốn pháp tu nói trên trong đời sống hằng ngày. Người Phật tử có tu hay không cũng căn cứ vào giá trị này mà đánh giá, chứ không phải căn cứ vào việc mỗi ngày lạy Phật được bao nhiêu lạy, tụng được bao nhiêu bộ kinh, ngồi thiền được bao nhiêu giờ. Tu theo hình thức này là pháp tu dành riêng cho chư vị xuất gia.
Tóm lại, qua bài kinh Thiện Sinh trên đây, Đức Phật không dạy chúng ta bỏ hết các bổn phận trong đời sông tại gia để vào chùa tu y như chư Tăng, Ni. Vì vậy, người cư sĩ cần phải gạt bỏ định kiến Ai có tham dự những khóa tu do nhà chùa tổ chức mới là người có tu; Ai không tham dự các hình thức tu ấy là người không có tu.
Huynh trưởng GĐPT chúng ta cũng cần quán triệt điều này để cởi bỏ tự ti mặc cảm “mình là người thiếu tu” do định kiến sai lầm nói trên gây ra.
Ong Mật