Thưa quý độc giả và anh chị nhà Lam,
Trong giao tiếp hàng ngày chúng ta thường gặp nhiều đối tượng có người dễ mến, có kẽ khó ưa, có người trung thực, có người gian dối, để đánh giá một người tốt hay xấu không phải dễ dàng, nếu vội vàng có khi ta ân hận suốt đời..
Tuy nhiên qua cách sống của họ ta hiểu được phần nào bản chất thật của người đó.
Những đức tính tốt như: tự tin, tự lập,tự lực, tự phê,tự trọng,tự giác,tự nguyện,tự hào, tụ tôn…thường có nơi những con người có lòng bao dung, vị tha,
Họ tự tin trong công việc,tự hào khi hoàn thành tốt nhiệm vụ,tự nguyện phục vụ công đồng,tự quyết những vấn đề cấp bách,tự lập trong cuộc sống, tự giác mọi việc, tự phê khi có lỗi, tự trọng trong việc ứng xữ, tự tôn chính đáng. Họ luôn xem mình là người bình thưòng, Rõ ràng những người nầy có nhân cách tuyệt vời.
Còn những cặp tĩnh từ sau đây dành cho ai?: Tự cao, tự đại, tự mãn, tự phụ, tự ti,tự kiêu., tụ đắc. Đặc điểm chung của những ngưòi có bệnh trên là xem mình là nhất. Ai xét mình chỉ có một chút tự cao, tự mãn…. trong chùm tự trên thì mắc bệnh khen mình chê người ỏ giai đoạn 1: thuốc điều trị là “tứ vô lượng tâm” cộng với phương châm “nghiêm khắc với chính mình, độ lượng với người khác”
Những người mắc bệnh ở giai đoạn 2 là ai?
Xin thưa những người nầy tính ngã mạn có thừa lúc nào cái tôi là trên hết, chê cấp dưới không thương tiếc, nói điện thoại lê thê, khi phát biểu thì thường tưỏng tượng quá khứ vàng son, ái ngữ là điều xa xĩ, không có khái niệm tự phê, có khi tự ty quá đáng. Phưong thuốc điều tri thật khó tìm,các thầy thuốc đông tây y không chữa đuợc, các thiền sư cao tay như Ngài Phật Ấn đời Tống cũng bó tay, nói theo thời hiện đại là bótay. Com.
Có một số ngưòi kín đáo hơn mặc dù trong lòng có tự cao,tự đại….nhưng biểu hiện, khéo léo, nên đươc tặng biệt danh “khiêm tốn giả tạo là kiêu ngạo tinh vi”
Thưa chư vị!
Có một toa thuốc chữa lành căn bệnh “khen mình chê người”và hầu hết các bệnh nan y. Xin giới thiệu bài thuốc TAM VÔ LẬU HỌC
Nói đến TAM VÔ LẬU HỌC nhiều người cho rằng “biết rồi nói mãi”
Xin thưa GIỚI- ĐỊNH- TUỆ là lộ trình học PHẬT của mọi người muốn tìm hiểu giáo lý của NGÀI. Tuỳ theo căn cơ cao, thấp, hữu lậu hay vô lậu mà chúng ta tiếp cận.
Về GIỚI (Ba la đề mộc xoa, Bảo giải thoát):, kinh Phạm Võng Bồ tát giới chỉ rằng: “Gíới như đèn sáng lớn, soi rọi đêm tối tăm
Gíới như gưong báu sáng, chiếu rõ tất cả phàp”
Gíới theo quan điểm đại thừa gồm 3 loại:
+Nhiếp luật nghi giới: gồm tại gia và xuất gia. Tại gia có ngũ giới, bất quan trai giới,thập thiện giới. Xuất gia có sa di và sa di ni có 10 giới, thức xoa ma na ni thêm 6 học giới,tỳ kheo 250 giới,tỳ kheo ni 348 giới, Bồ tát tại gia và xuất gia có 10 giới trọng và 48 giới khinh. Trong chương trình tu học của GĐPT có phần tu học tự thân, xin nhắc quý anh chị đã qua hoăc đang học bậc lực, nếu áp dụng thập trai hoặc trường trai thì quá tốt nhưng chí ít phải hành trì lục trai(1,8,14,15,23,30) thì không hổ thẹn với các em.
+Nhiếp thiện pháp giới: làm toàn việc thiện là hình thức thực hành giới
+ Nhiêu ích hữu tình giới: lấy tiêu chí hành động làm lợi ích quần sanh làm giới hạnh.
Gíới còn phân biệt giới thế gian và xuất thê gian. Chúng ta chưa đề cập đên giới xuất thê gian (giải thoát khỏi tam giới)
Về ĐỊNH còn dịch là tam ma đề chỉ cho trạng thái tâm ý chuyên chú tập trung vào một đề mục, một đối tượng để tâm không bị xao động, nhiễu loạn do tác động chủ quan và khách quan
Đinh có thể phân loại:
Định cận hành còn gọi là thiền chỉ: quán sát các đối tượng
Định an chỉ còn gọi là thiền quán là sự nhất tâm đạt được liền sau định cận hành, do quán tưởng mà tâm ý lắng đọng,dừng nghỉ mọi vọng thức.
Vê TUỆ tuệ vô lậu học là môn học làm phát sinh trí tuệ vô lậu. Tuệ bao gồm trí và tuệ
Biết rõ tục đế là trí, biết rõ chân đế là tuệ.
Nội dung của tuệ học là toàn bộ gíáo lý mà Đức Phật thuyết giảng trong 45 năm được tập trung trong giáo lý Tư đế và nhân duyên sinh bao gồm cả giới học và đinh học trong 5 thời thuyết pháp.(Hoa Nghiêm,A Hàm,Phương Đẳng,Bát Nhã,Pháp Hoa và Niết Bàn)
Trên phương diện phân biệt Trí tuệ có 2 loại hữu lậu và vô lậu, Trí hữu lậu quan hệ mật thiết vơi phiền não thế gian còn gọi là thế tục trí. Về tính chất trí tuệ được chia làm 2 loại: căn bản trí và hậu đắc trí. Hậu đắc trí có được nhờ tu tập Giới -Định -Tuệ.
Trên phương diện tu tập trí tuệ có 3 loại Văn tuệ, Tư tuệ. Tu tuệ
Lợi ích của trí tuệ: DUY TUỆ THI NGHIỆP là mục đích của PHẬT GIÁO
Nói tóm lại:
Hành trì GIỚI-ĐỊNH -TUỆ hành giả thấy lòng mình nhẹ nhõm, tự mình thấy biết việc khen mình chê người trong lúc trà dư tửu hậu là vô bổ, đem việc tổ chức nói lung tung khi đã uống vài ly bia là điều tai hại, gây mất đoàn kết.
Nếu bạn là cư sĩ hay huynh truởng GĐPT thì phải hành trì GIỚI-ĐỊNH -TUỆ
Có trì giới thì đinh mới tỏ, tuệ mói phát triễn. Tam vô lậu hoc có môi quan hệ tương hổ
Có giới -> định, tuệ; có định->giới, tuệ; có tuệ-> giới, định
Kính mong anh em nhà lam nói không với căn bệnh khó trị nầy.
NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT- mùa VU LAN BÁO HIẾU
thao. phanngoc@gmail. com
đt 0919462898
14/7/ Đinh Dậu