Cho và Nhận

G

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Ngưỡng Bạch Chư Tôn Thiền Đức

Kính thưa các anh chị Huynh trưởng

Gió bấc lao xao, mùa đông tràn vào không gian từng đợt không khí lạnh khiến ta giật mình vội vã lo toan mọi việc để tiễn năm cũ đi qua.

Mùa đông năm nay đến muộn! Không biết vì ngủ quên hay vì chúng ta bị chi phối bởi quá nhiều việc mà quên sự có mặt của mùa đông. Hôm nay nhìn sự sum vầy của các anh chị em trong màu lam thân thương của buổi lễ tổng kết GĐPT Kiên Giang mà thấy thương chi lạ. Nhìn sự lớn mạnh từng ngày của GĐPT Kiên Giang, nhìn sự trưởng thành của đội ngũ Huynh trưởng trẻ mới vừa thọ cấp, tôi cảm thấy yên tâm và tự hào, vì trong cộng đồng của từ “cho” có thêm nhiều thành viên mới.

Trong phạm vi bài tham luận có tiêu đề “CHO VÀ NHẬN” tôi xin trình bày trước phần “NHẬN” để xem các anh chị có đồng quan điểm với tôi không.

“NHẬN”! Nhận gì? Nhận của ai? Và ai là đối tượng nhận?

Từ khi được khai thị và giác ngộ ở tuổi mầm non “oanh vũ” chúng ta là đối tượng được “NHẬN”, nhận rất nhiều: nhận từ Chư Tôn Đức cố vấn giáo hạnh, kiến thức Phật Pháp nhân từ ân sủng của quý Phật Tử lớn tuổi tịnh tài, tịnh vật. Nhận từ sự quan tâm sâu sắc của các anh chị HT, đoàn trưởng và đoàn phó các kiến thức chuyên môn. Chúng ta chỉ mất một khoảng thời gian tinh tấn của buổi chiều chủ nhật sinh hoạt thường xuyên. Oanh vũ ngoan trong mắt các anh chị là chúng ta đã nhận về biết bao là hạnh phúc. Ở giai đoạn này từ đoàn sinh oanh vũ lên ngành thiếu ngắn ngủi quá phải không các anh chị? Nhưng chúng ta thích nhất giai đoạn này, vô tư hồn nhiên, việc gì cũng có các anh chị mình lo tất.

Lớn lên một chúc, chúng ta cảm thấy bầu trời to hơn, rộng hơn và kiến thức của mình càng dày hơn so với các oanh vũ mới nhập gia đình.

Thế là từ “CHO” đã bắt đầu hình thành trong vai trò của đội trưởng, chúng trưởng và đầu đàn. “CHO”, cho cái gì? Thế nào là cho? Ở tuổi oanh vũ chúng ta có gì để cho?

Có đấy! cho cái kinh nghiệm của người lam viên đã tham gia sinh hoạt GĐPT trước các bạn. Với nhiều câu hỏi ngây ngô và dễ thương của các bạn mới gia nhập đoàn: Bạn ơi! Khi sinh hoạt gia đình Phật tử mình phải làm sao? Cần có những gì? Và  đi chùa sinh hoạt lúc mấy giờ? Và thế là hào hùng giải thích, rủ rê đưa đoán, được cho phần chỉ đạo ít nhất là 8 bạn trong đội chúng hoặc đàn của mình. Và như thế chúng ta lại phải nhận nhiều hơn từ các anh chị một chúc kiến thức để làm sao cho có hiệu quả và đúng cách.

Rồi những trại huấn luyện đi qua trong đời: ANOMA, NI LIÊN, TUYẾT SƠN, LỘC UYỂN, A DỤC, HUYỀN TRANG, VẠN HẠNH.

Với từng bậc học từ thấp lên cao, tôi cảm thấy vẫn chưa thật sự yên tâm với mớ tài sản kiến thức chuyên môn của mình. Khi các em – đối tượng nhận ngày một đông hơn, nhiều hơn mà tài sản kiến thức chuyên môn và sức khỏe của những người cho dần cạn kiệt, như thế chúng ta nhìn lại cộng đồng các thành viên của từ “CHO” của PB.GĐPT Kiên Giang còn lại được bao nhiêu? Khi các anh chị của từ cho dần thưa đi và các anh chị còn lại phải nỗ lực nhiều hơn để có cái đủ mà chia đều cho chúng ta, như vậy, các anh chị đã cho chúng ta quá nhiều và chúng ta nhận để cho lại các em có hiệu quả chưa?

Câu hỏi của tôi vẫn còn bỏ ngõ, tôi thật sự trăn trở, lo toan. Chúng ta như gã cùng tữ rong chơi trong Kinh Pháp Hoa không tự chuẩn bị cho mình hành trang, tư cách để thừa hưởng một gia tài đồ sộ mà anh chị chúng ta những người đi trước đã đổ nhiều công sức để tạo dựng.

Có ai trong chúng ta xác định rõ vị trí của mình chưa? Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, tôi chỉ dám kêu gọi các anh chị, hãy làm một trạm trung chuyển có hiệu quả, để làm một dây chuyền cho và nhận nhịp nhàng, giữ mãi truyền thống của GĐPT Việt Nam, đó là tất cả tâm tư nguyện vọng của tôi muốn gửi đến các bạn HT trẻ trong ngày gặp gỡ hôm nay

Hòa vào niềm vui của buổi lễ tổng kết GĐPT Kiên Giang với những thành tựu đạt được trong năm, bên cạnh đó tôi thật sự vui mừng với đội ngũ HT trẻ vừa thọ cấp sáng nay đã mở ra cho tôi một niềm tin mới, một diễn cảnh tương lai vô cùng tươi sáng của GĐPT Kiên Giang.

Tôi xin chúc mừng một cỗ xe mới, một năng suất mới, một chuỗi kiến thức trẻ đầy năng động sáng tạo của các HT trẻ sẽ thay đổi được hướng phát triển tích cực cho GĐPT Kiên Giang.

Đây là tất cả tâm tình tôi muốn gửi đến các bạn, trong 2 từ “CHO” và “NHẬN”, “CHO” phải thế nào và “NHẬN” ra làm sao? Bài học thiết thực nhất là hình ảnh và việc làm của các anh chị phía trên và sự tiến bộ của đàn em phía dưới sẽ giúp các bạn hiểu thêm về trách nhiệm của mình khi đối trước Phật đã phát nguyện là một huynh trưởng của GĐPT Việt Nam.

Trước khi dứt lời tôi xin thành kính gửi đến Chư Tôn Đức lời chúc pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ và cũng xin chân thành gửi đến anh chị trưởng, phó phân ban cũng như các anh chị HT nhân dịp đầu năm mới với:

XUÂN ĐA KIẾT KHÁNH

HẠ BẢO BÌNH AN

THU TỐNG TAM TAI

ĐÔNG NGHINH BÁ PHƯỚC

 

Hà Tiên, ngày 31 tháng 12 năm 2015

LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG

GĐPT Tam Bảo Hà Tiên


DIỆU PHƯƠNG – HUỲNH TÚ DUNG


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang