Về Hoa Ưu Đàm

G

HỎI:

1. Facebook: Hoa Vô Ưu

Thưa Ban Biên Tập!

Trong bài “Về Ba Loại Hoa Thường Được Nói Đến Trong Lịch Sử Đức Phật Thích Ca” phần nói về Hoa Ưu Đàm có viết: Hoa chỉ nở khi trên thế gian này có một vị Phật ra đời.

Thời gian gần đây, trên các báo chí trong nước thường có tin về Hoa Ưu Đàm nở ở cửa kính, tượng Phật… Xin hỏi đây có thật là Hoa Ưu Đàm không?

2. Facebook: Dũng Trần

Trong bài viết về Hoa Ưu Đàm trên trang phatgiao.org.vn (http://phatgiao.org.vn/y-kien/201612/Phap-luan-cong-xuyen-tac-truyen-thuyet-ve-hoa-uu-dam-nhu-the-nao-25242/) khẳng định rằng Hoa Ưu Đàm là cây sung.

Nhưng trong một bài viết trong mục Kiến Hòa của trang gdptkiengiang.vn lại cho biết hoa Ưu Đàm chỉ là một loại hoa trong truyền thuyết.

Xin Ban Biên Tập giải thích rõ hơn về vấn đề này!

TRẢ LỜI:

Bạn Hoa Vô Ưu và bạn Dũng Trần thân mến,

Về thắc mắc của hai bạn về hoa Ưu Đàm, chúng tôi trả lời chung như sau:

1)Trong mục Kiến Hòa trên Website gdptkiengiang.vn vừa qua, chúng tôi có giải đáp cho một số bạn trẻ muốn hiểu rõ về Hoa Vô Ưu, Hoa Ưu Đàm và Hoa Sala để không còn lầm lẫn khi học về Lịch sử Đức Phật Thích Ca. Mục đích của bài viết là giúp các bạn phân biệt về ba loài hoa nói trên. Những điều được chúng tôi viết trong bài là căn cứ vào sự giải thích trong Tự Điển Phật Học và các kinh điển chính thống của Phật Giáo, chứ không căn cứ vào những tài liệu có tính chất tham khảo, chưa được các nhà Phật học chân chính công nhận.

Hình ảnh đức Phật Đản Sanh

Thí dụ: Phật Học Từ điển của tác giả Đoàn Trung Còn do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2005, trang 597 có định nghĩa hoa Ưu Đàm như sau:

Ưu Đàm Bát hoa (Umdambara): còn kêu là Ưu Đàm hoa, dịch nghĩa Linh Thọ hay Linh Thụy hoa (hoa điềm lành). Cây linh này mấy ngàn năm mới trổ hoa; khi hoa trổ thì có bực Luân Vương xuất thế, hoặc có Phật ra đời, vì vậy nên gọi là Linh Thọ hay Linh Thụy hoa (Umdambara). Trong Kinh Pháp Hoa, Phật thường nói rằng: thật khó mà gặp hoa Ưu Đàm, cũng như khó mà gặp Phật ra đời.

Do chữ Linh Thọ hoa (cây hoa linh) mà các nhà Phật học về sau nói rằng: đây là cây không có thật mà chỉ là huyền thoại.

2)Trên các trang mạng gần đây có xuất hiện một vài bài viết về cây Ưu Đàm như các bạn đã đọc thấy, cụ thể như: hoa Ưu Đàm nở trên cửa kính, tượng Phật hay: cây Ưu Đàm tức là cây sung v.v…" thì trong kinh điển Phật để lại không thấy nói. Cũng như trong các tự điển Phật học từ xưa đến nay đều không thấy tác giả nào đề cập đến. Vì vậy, đó chỉ là sự phỏng đoán cá nhân, chưa được kiểm chứng và xác nhận bởi các nhà Phật học và các nhà khoa học có uy tín, vì thế chúng ta chưa nên vội tin.

3)Nhân đây, chúng tôi xin nói thêm về cây Vô Ưu (Ashoka) mà trong kinh mô tả giờ phút Bồ tát Thái tử đản sanh dưới gốc cây này, thì hiện nay trên một vài trang web cho biết cây Vô Ưu được trồng khá nhiều tại Hà Nội, tuy nhiên tại miền Nam và ở Kiên Giang chưa thấy trồng (xin xem hình đăng kèm bài viết)

Hoa Vô Ưu được trồng khá nhiều ở khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ – vị vua sùng kính đạo Phật, đồng thời cũng là người khai sinh kinh thành Thăng Long.

Chúng ta hy vọng một ngày nào đó có sự phối hợp giữa các nhà nghiên cứu về lịch sử Phật Giáo với các nhà thực vật học uy tín, bức màn bí mật về hoa Ưu Đàm sẽ được vén lên.

Thân mến chào và chúc các bạn một mùa xuân Đinh Dậu thật nhiều niềm vui.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 12 năm 2024
03
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 3
Ngày Tân Sửu
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
03
Tháng 11
Kiên Giang