Về Ba Loại Hoa Thường Được Nói Đến Trong Lịch Sử Đức Phật Thích Ca

G

HỎI:

Trong khi học bài "Lịch sử Đức Phật Thích Ca", chúng em thường cãi nhau về các loài hoa xuất hiện trong cuộc đời Ngài. Thí dụ :

– Hoa Vô Ưu và hoa Ưu Đàm là cùng một loài hay hai ?

– Cây hoa hiện thấy trồng tại các chùa, dân gian gọi là "hoa hàm rồng" đích thực là hoa gì? Tại sao có chùa kêu là hoa Sa-la, có chùa gọi là hoa Vô Ưu ?

Kính mong Ban Biên Tập giải thích cho chúng em được rõ.

tuvan…..@yahoo.com

 

TRẢ LỜI:

Bạn tuvan….@yahoo.com thân mến,

Nếu học lịch sử Đức Phật không kỹ, nhiều người thường lầm lẫn cho rằng hoa Vô Ưu và hoa Ưu Đàm chỉ là một vì tên hai loài hoa này cùng có từ "Ưu". Thật ra, đây là hai loài hoa khác nhau hoàn toàn.

1) HOA VÔ ƯU:

tên chữ Phạn là ASOKA, dịch nghĩa là "Vô Ưu" nghĩa là "không lo buồn" (Asoka cũng trùng với tên một vị hoàng đế Ấn Độ ra đời sau Đức Phật khoảng 200 năm, ngài có công rất lớn đối với đạo Phật tại Ấn Độ)

Hoa Vô Ưu là một loại cây rất phổ biến tại Ấn Độ. Vào thời Đức Phật, nơi vườn Lâm Tỳ Ni trồng nhiều cây hoa này. Vào một buổi sáng sớm ngày Trăng Tròn tháng Vesak tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2.640 ( 2016 + 624) năm, hoàng hậu Maya đã hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa dưới một gốc cây Vô Ưu, chính là ngày Phật Đản mà chúng ta làm lễ kỷ niệm hằng năm.

Hoa Asoka (nguồn: India Mike)

Hoa Asoka (nguồn: India Mike)

Đối với phụ nữ Ấn Độ, hoa Vô Ưu có một ý nghĩa thiêng liêng do một truyện tích dân gian truyền khẩu. Rằng : nàng Sita bị ác thần Ravana quấy nhiễu, nàng chạy trốn trong một rừng cây Vô Ưu và nhờ cây Vô Ưu che chở, nàng đã đuổi được ác thần Ravana. Do đó, phụ nữ Ấn Độ rất tôn sùng cây Vô Ưu, họ thường hái hoa Vô Ưu làm lễ vật dâng cúng thần Siva (theo tín ngưỡng Ấn Độ giáo), ngoài ra, các bà các cô còn dùng hoa Vô Ưu nấu nước tắm gội cho thân thể được tinh khiết.

Trên đây là một số kiến thức về cây hoa Vô Ưu còn lưu truyền trong các tài liệu Phật học. Tuy nhiên, trong thực tế, Phật tử chúng ta chưa thấy cây Vô Ưu bao giờ. Chúng tôi có hỏi nhiều vị tăng sinh đi du học Ấn Độ về loài cây hoa này, nhưng đều không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

2) HOA ƯU ĐÀM:

tên chữ Phạn là UDAMBARA, phiên âm thành Ưu – Đàm – Ba – La, đọc tắt là Ưu Đàm. Theo kinh Phật giảng thuyết, loài hoa này 3.000 năm mới nở một lần. Hoa chỉ nở khi trên thế gian này có một vị Phật ra đời. Vì đây là loại hoa linh thiêng nên còn có tên là Linh Thụy hoa hoặc hoa Linh Thoại. Trong thực tế, chưa có tài liệu thực vật nào mô tả về cây hoa này.

Như vậy, chúng ta thấy rằng :  hoa Vô Ưu và hoa Ưu Đàm là hai loại hoa khác nhau chứ không chỉ là một.

9890d17ca0de99d6282ae877d20bd542

Những hình ảnh được cho là Hoa Ưu Đàm xuất hiện trên nhiều bản tin trong thời gian qua đã được khoa học chứng minh thực chất chỉ là một loại nấm nhầy.

3) HOA SA – LA:

tiếng Phạn viết SÂLA, đọc Sa – la, cũng có chỗ đọc Ta – la, dịch ngĩa là Kiên cố . Tại bờ sông Airanyavâti (phiên âm:  A-Lan-Nhã) gần thành Câu Thi Na, có một cảnh rừng toàn là cây Sa-La, đặc biệt là có nhiều cây sinh đôi từ một gốc (nên có tên gọi Sa-la song thọ). Tại đây, Tôn giả A Nan đã giăng một chiếc võng giữa hai cây Sa-la song thọ để Phật nằm nghỉ. Đức Phật đã thuyết giảng Kinh Đại Bát Niết Bàn trước khi Ngài nhập Vô Dư Y Niết Bàn.

Theo kinh điển Bắc tông, Đức Phật nhập Niết bàn vào ngày Rằm tháng Hai (âm lịch) , thọ 80 tuổi. Theo kinh sách ghi lại : vào thời điểm Phật nhập Niết bàn, tuy không phải vào mùa nở hoa, nhưng tất cả cây Sa-la trong rừng đấy đều trổ hoa và rụng xuống bao phủ nhục thân Phật, đặc biệt hai cây Sa-la nơi Phật nằm đều biến thành mầu trắng bạc toàn thân cây như chim Hạc, vì vậy đời sau còn gọi với cái tên Hạc – thọ.

12053491055 8deeb28fce b

Ngày nay, trên khắp các chùa tại Việt Nam, Phật tử chúng ta có diễm phúc được chiêm ngưỡng cây hoa Sa-la hiện đang trồng nhiều nơi. Đây là loại cây thân gỗ, cao chừng 10 – 15 mét, cành lá xum xuê, bông nở gần như quanh năm, cánh hoa hé ra trông  như con rồng đang há miệng , vì thế dân gian đặt cho tên gọi là hoa Hàm Rồng. Hoa có mùi thơm nhẹ, trái Sa-la to cỡ bằng trái bưỡi. Mỗi buổi trưa hè oi bức mà được ngồi dưới gốc cây Sa-la thì thật là thích thú.

Nhiều người hay gọi nhầm cây Sa-la thành cây Vô Ưu là không đúng.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

 Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 10 năm 2024
28
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ hai
Ngày Ất Sửu
Tháng Giáp Tuất
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
26
Tháng 09
Kiên Giang