Quan niệm người xuất gia là những kẻ thất tình, chán đời mới đi tu, nó là một hệ lụy của bi kịch tình tường qua vở cải lương “Lan và Điệp” nổi tiếng tại miền Nam. Đến nay, dư âm ấy vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ, làm hình ảnh Tăng sĩ trở nên méo mó. Dù khi chuyển thể từ tiểu thuyết: Tắt Lửa Lòng của Nguyễn Công Hoan, soạn giả Trần Hữu Trang không hề có ý xuyên tạc Phật giáo, mà chỉ cố ý giữ nguyên cốt truyện tạo nên cao trào nghiệt ngã của tình sầu. Điều ấy cho thấy sức mạnh lan tỏa của văn hoá nghệ thuật trong đời sống dân gian. Tuy nhiên, nhờ sự phổ biến của giáo pháp qua hành trạng của các cao Tăng Việt Nam, đã gióng lên hồi chuông thức tỉnh, đã xoá tan lối nhìn tiêu cực ấy.
Dù vậy, hiện tượng bài bác Phật giáo đến nay, đã len lỏi vào mọi ngõ ngách truyền thông, báo chí và sách đọc rất đáng báo động. Nếu như báo Tuổi Trẻ Cười đem Phật giáo ra biếm họa, thì NXb Mỹ Thuật lại cho xuất bản truyện tranh Nghêu Sò Ốc Hến do Tác giả Nguyễn Như Quỳnh Biên Soạn và Vẽ Tranh, người chịu trách nhiệm xuất bản là Giám Đốc – Tổng Biên Tập Đặng Thị Bích Ngân với nội dung Sãi Ngêu chui xuống gầm giường sau khi ve vãn Thị Hến bất thành. Điều ấy nói lên sự thiếu tôn trọng độc giả và nguyên tác. Vì đây là một tuồng tích dân gian rất nổi tiếng từ Bắc chí Nam, được chuyển thể qua nhiều thể loại sân khấu khác nhau từ nguyên tác Di Tình, đã trở thành điển cố.
Nội dung chính của tác phẩm là Trộm Ốc nhờ thầy bói Nghêu gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái góa trẻ đẹp. Lý trưởng và Trùm Sò đến lục soát bắt được tang vật, liền giải Thị Hến lên trình quan huyện. Khi đến công đường, Thị Hến đã làm cho quan huyện và thầy đề mê mệt vì nhan sắc của mình. Kết quả là Trùm Sò mất tiền, thầy Lý bị đòn, Thị Hến được tha bổng. Kết thúc vở là cảnh cả quan huyện, thầy đề, thầy Lý vì mê mẩn Thị Hến chạm mặt nhau và bị các bà vợ đánh ghen tại nhà Thị Hến (WIKIPEDIA). Nhưng khi đến tay của Nguyễn Như Quỳnh thì Thầy bói Nghêu trở thành Sãi Nghêu thối nát, không còn tư cách của một người tu chân chính. Phải chăng mục đích của Nxb Mỹ Thuật muốn gieo vào lòng trẻ nhỏ những ấn tượng lệch lạc về Tăng sĩ Phật giáo qua sự mạo nhận về tác phẩm truyện tranh cổ tích Việt Nam, do Cục Xuất Bản cấp phép in và phát hành năm 2018.
Điều này vi phạm Luật Xuất Bản 2012. (https://luatvietnam.vn/…/luat-xuat-ban-2012-75396-d1.html) tại điều 10 khoản 1a, 1b và 1d như sau:
Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản.
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền…, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
b) Tuyên truyền…, truyền bá tư tưởng…, lối sống dâm ô…, phá hoại thuần phong mỹ tục.
c)….
d) Xuyên tạc… vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Phật giáo là cái nôi của văn hoá dân tộc. Đánh vào Phật giáo là bật rễ cả lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc. Nên những ai xuyên tạc Phật giáo là gây hoang mang, chia rẽ, phá hoại sức mạnh đoàn kết dân tộc.
Bên cạnh đó, truyện tranh Nghêu Sò Ốc Hến do Nxb Mỹ Thuật xuất bản, cố tình tráo đổi bói Nghêu thành Sãi Nghêu, không những gieo rắc ấn tượng xấu về Phật giáo trong tâm tư trẻ nhỏ, khiến chúng xem thường và quay lưng lại với văn hoá dân tộc mà còn xúc phạm đến tất cả Tăng Ni Phật tử trong và ngoài nước mà cơ quan đại diện là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Theo Luật Xuất Bản 2012, ngoài việc xử phạt hành chánh, truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với tổ chức cá nhân vi phạm, tại điều 11, khoản 3:
“Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.”
Do đó, cá nhân tác giả Nguyễn Như Quỳnh và Giám Đốc – Tổng Biên Tập Nxb Mỹ Thuật Đặng Thị Bích Ngân không chỉ công khai xin lỗi Phật giáo mà còn chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi xuất bản tác phẩm xuyên tạc Phật giáo, trái nguyên tác của mình. Chúng tôi rất mong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và cơ quan chức năng sớm vào cuộc để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân tổ chức có liên quan.
Phải chăng có một âm mưu phá hoại Phật giáo, bằng cách đầu độc các cháu thiếu nhi qua truyện tranh, phim hoạt hình dành riêng cho các cháu. Song song với Nghiêu Sò Ốc Hến với hình ảnh Sãi Nghêu rình mò bất chính đáng khinh bỉ thì VTV đã từng phát sóng đoạn phim hoạt hình kể công linh mục Đắc Lộ là người khai sáng chữ Quốc Ngữ cho trẻ em. Trong khi đó chỉ là một công trình nghiên cứu của nhóm giáo sĩ khác, cũng như do dân tộc ta hoàn thiện. Đó là hành động lật sử để chạy tội cho tên linh mục gián điệp tay sai của thực dân Pháp. Liệu quyển truyện tranh Nghêu Sò Ốc Hến của Nguyễn Như Quỳnh có nằm trong kế hoạch đó?
Phật giáo đã nhiều lần khoan nhượng và tha thứ cho chiến dịch truyền thông bẩn của bọn báo lá cải. Chúng tôi rất mong các Ban Trị Sự Phật Giáo, các đơn vị Gia Đình Phật Tử khắp các tỉnh thành, các tổ chức Phật giáo trong và ngoài nước, chư Tôn Đức Tăng Ni Phật Tử đồng loạt lên tiếng, buộc NXb Mỹ Thuật phải thượng tôn pháp luật.
Lý Diện Bích