Nhà Nước Quản Lý Tiền Công Đức Của Các Chùa?

G

HỎI:

Kính thưa Ban biên tập,

Trong mấy ngày gần đây tôi được nghe dư luận trên một số trang mạng  Phật giáo trao đổi phân tích sự việc Bộ Tài chánh ra Thông báo về việc quản lý tiền công đức các chùa Phật giáo. Sự thật việc này ra sao, kính mong Ban biên tập chia sẻ để Phật tử chúng tôi bớt hoang mang vì từ xưa đến nay tôi chưa thấy nhà nước nào quản lý tiền công đức của chùa cả, mà sao hôm nay lại có ? (minhng…@gmail.com)

ĐÁP:

Kính thưa bạn đọc minhng…@gmail.com

Vào đầu tháng 6/2021 Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có gởi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành trong nước một văn bản  dự thảo Thông tư  (chưa có số và ngày ký) của Bộ Tài chánh về việc Hướng dẫn quản lý, thu chi tài chánh cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành đã lần lượt đóng góp ý kiến cho Bộ Tài chánh để làm sáng tỏ thêm các từ ngữ trong Thông tư, đặc biệt làm sáng tỏ danh từ tiền công đức phải được hiểu thế nào cho đúng , từ đó việc quản lý thu chi mới hợp tình hợp lý, phát huy được giá trị của tịnh tài mà người Phật tử đã cúng dường.

Trước băn khoăn của bạn đọc, chúng tôi xin lần lượt chia sẻ mấy nội dung như sau:

– MỘT: phạm vi điều chỉnh của Thông tư

Tiêu đề xác định rõ Thông tư này chỉ áp dụng cho một số chùa đã được Nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh và có tổ chức lễ hội hằng năm. Vậy chùa không phải là di tích, hoặc là di tích nhưng không tổ chức lễ hội định kỳ hằng năm thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư nói trên.

Vậy, việc đầu tiên xin bạn đọc an tâm là : Không có chuyện Nhà nước quản lý tiền công đức của các chùa như người ta cố tình lấp liếm, nói tắt nói trớ nhằm ý đồ khích động bất mãn trong giới Phật tử.

Nha Nuoc Quan Ly Tien Cong Duc Cua Cac Chua 1

– HAI: hiểu đúng về tiền công đức theo truyền thống Phật giáo và Bộ luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 của nước CHXHCN Việt Nam.

Tất cả tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, đều kêu gọi tín đồ đạo mình phát tâm tùy hỷ cúng dường tiền hoặc tài sản vào các cơ sở tôn giáo. Tiền do tín đồ cúng dường ấy, đạo Phật gọi là tiền công đức. Tiền này nhằm những mục đích sau:

-Duy trì các nhu yếu trong đời sống của các tu sĩ

-Bảo quản, duy tu cơ sở tôn giáo

-Tổ chức các sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở đó.

Bộ Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành năm 2016 đã công nhận tiền công đức là tài sản của Giáo hội. Vì vẫy không có lý do gì Nhà nước quản lý thu chi tài sản tiền công đức của nhà chùa.

-BA: tiền công đức bản chất là tiền từ thiện do mọi người tự nguyện đóng góp xuất phát từ niềm tin tôn giáo của bản thân người đóng góp.

Gần đây, ai cũng nghe việc nghệ sĩ Hoài Linh giữ số tiền hơn 14 tỷ đồng do các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tự nguyện gửi vào để cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Đó là tiền từ thiện, và theo luật pháp nước CHXHCN Việt Nam thì Nhà nước không quản lý số tiền này.

Tiền công đức về bản chất cũng là tiền từ thiện bởi các yếu tố sau:

-Người cúng tiền công đức cũng giống như người làm từ thiện,  xuất phát từ lòng tự nguyện, không bị ai ép buộc, cúng bao nhiêu tùy hỷ. Khi nào muốn cúng thì cúng chứ không chờ đến ngày có lễ hội mới đem tiền cúng chùa.

-Người cúng tiền công đức tin rằng việc làm của mình sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho bản thân, gia đình mình và cho cộng đồng trong hiện tại cũng như tương lai

-Người cúng tiền công đức cũng giống như người làm từ thiện, đó là tuyệt đối tin tưởng vào đạo đức, uy tín của người nhận, do đó  họ không đòi hỏi người nhận phải công khai thu chi

-Khi nào họ cảm thấy người nhận sự cúng dường của họ không còn đáng kính đáng tin nữa thì họ ngưng việc cúng dường. Thế thôi.

Vậy, nếu từ trước đến nay nhà nước không có chủ trương quản lý thu chi tiền từ thiện, thì cũng không có lý do gì để quản lý tiền công đức các chùa.

Nha Nuoc Quan Ly Tien Cong Duc Cua Cac Chua 2

-BỐN: Cần định nghĩa rõ cụm từ “tiền công đức” trong Thông tư của Bộ Tài chánh.

Đọc kỹ nội dung Thông tư của Bộ Tài chánh, người đọc có cảm giác rằng người thảo thông tư hiểu về “tiền công đức” có phần nhập nhằng, lẫn lộn giữa “tiền tài trợ lễ hội” và “tiền công đức”  theo truyền thống Phật giáo.

1)Tiền công đức:

Một ngôi chùa, dù là chùa di tích hay không là di tích thì dù là ngày thường hay ngày có lễ hội đều có Phật tử đến chiêm bái, cầu nguyện và cúng dường tiền công đức để nuôi sống ngôi chùa. Tiền này là tài sản của ngôi chùa theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Không ai quản lý thu chi nó ngoài vị trụ trì .

2)Tiền tài trợ lễ hội:

Đây là tiền hoặc tài sản do các nhà mạnh thường quân tặng cho ban tổ chức lễ hội để góp phần hỗ trợ tổ chức thành công lễ hội ấy. Tiền này phải được quản lý thu chi chặt chẽ và báo cáo cụ thể cho cơ quan quản lý tài chánh, cũng như cần công khai cho các mạnh thường quân và nhân dân được rõ.

-NĂM: giải pháp cho vấn đề

Để cho Thông tư của Bộ Tài chánh được đề cập trong bài này có tính khả thi, chúng tôi đề xuất giải pháp  sau đây :

  1. Bỏ nội dung “quản lý tiền công đức” trong dự thảo Thông tư của Bộ Tài chánh đang đề cập trong bài này. Vì việc “quản lý tiền công đức” là việc làm đi ngược lại với Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước ban hành năm 2016, trong đó quy định “Tiền công đức là tài sản của giáo hội”. Như vậy, Thông tư nói trên chỉ quy định về việc quản lý tiền tài trợ lễ hội mà thôi.
  2. Tiền tài trợ lễ hội : ban tổ chức lễ hội bố trí một bàn thư ký tại nơi địa điểm thích hợp , trên bàn đặt một tấm biển nhỏ ghi “NƠI NHẬN TIỀN TÀI TRỢ LỄ HỘI” Nhân dân và tín đồ đi lễ hội, ai có hảo tâm muốn hỗ trợ cho lễ hội thì đến đấy gửi tiền vào, ban tổ chức viết biên nhận qua hình thức giấy cảm tạ có ghi rõ họ tên người tặng tiền và số tiền được tặng. Tiền này là tiền tài trợ lễ hội do ban tổ chức lễ hội quản lý thu chi và có nhiệm vụ báo cáo, công khai sau khi lễ hội kết thúc (theo đúng tinh thần Thông tư của Bộ Tái chánh).
  3. Tiền công đức : trong ngày lễ hội, nhà chùa cũng đồng thời đặt một bàn công đức tại nơi địa điểm thích hợp (thường là ở một góc chánh điện), trên bàn cũng đặt tấm biển nhỏ ghi “NƠI NHẬN TIỀN CÔNG ĐỨC”. Phật tử đi lễ hội lên chánh điện lễ Phật xong, nếu phát tâm cúng dường thì đến bàn công đức mà cúng. (Hoặc Phật tử có thể bỏ tiền vào các thùng công đức đặt cố định trong chùa). Tiền này là tiền công đức do người Phật tử vì niềm tin tôn giáo mà cúng dường để nuôi ngôi chùa. Tất nhiên số tiền này thuộc quyền quản lý thu chi của vị trụ trì ngôi chùa đó.

Chúng tôi thiết nghĩ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và Bộ Tài chánh cần kết hợp giải quyết vụ việc này một cách minh bạch, rốt ráo và phát hành thông báo cho mọi người cùng biết để tránh tình trạng bọn xấu lợi dụng khích động bà con Phật tử gây xôn xao trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và lòng tin của nhân dân vào chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta.

BAN BIÊN TẬP

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.

Phẩm Song Yếu

Tháng 07 năm 2024
27
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 7
Ngày Nhâm Thìn
Tháng Tân Mùi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 06
Kiên Giang