Trước khi luận về các nội dung phương pháp giáo dục, ta hãy tìm hiểu các pháp môn giáo dục Phật giáo ứng dụng vào giáo dục trong GĐPT. Pháp môn hoằng hóa tu học Phật giáo tuy nhiều nhưng trong phạm vi giáo dục GĐPT, chúng ta tìm hiểu một số pháp môn chủ yếu, giản dị hóa ý nghĩa cho dễ hiểu để áp dụng vào việc giáo dục Thanh, Thiếu và Đồng niên GĐPT. 2.2. GIÁO LÝ VÀ PHÁP MÔN HOẰNG HÓA 2.2.1. Giáo lý Duyên Khởi (hay lý Nhân duyên) = Lý Nhân Quả 2.2.1.1. Ý nghĩa Duyên khởi là pháp tối thượng được Đức Phật khám phá và chứng ngộ, cũng là giáo lý căn bản chủ yếu nhất của Phật Giáo. Nhân quả là hệ quả của pháp Duyên khởi .Các pháp này huynh trưởng và đoàn sinh các ngành Thiếu Thanh đã học trong chương trình môn Phật pháp. Trong phạm vi bài này chúng ta không bàn sâu rộng nội dung ý nghĩa, mà chỉ tóm lược các ý chính và chú trọng nhiều hơn về phương diện giáo dục của giáo lý để vận dụng vào giáo dục trong GĐPT. Giáo lý duyên khởi và nhân quả thể hiện: * Về tư tưởng – Giáo lý Duyên khởi nói lên sự thật: Mọi sự vật đều do nhân duyên mà hình thành phát sinh. – Mọi sự vật liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng tác động nhau mà phát triển, tồn tại hay hủy diệt. – Sự thật này rất rõ ràng, thực tiễn diễn ra hàng ngày, hàng giờ, từng giây chi phối tất cả mọi sự vật vô tình và hữu tình. – Mười hai nhân duyên là tập khởi của hiện hữu, cụ thể là con người. Đó là nguyên nhân gây nên sự phiền não đau khổ của con người. – Giáo lý duyên khởi là giáo lý căn bản bao quát, cở sở lập luận về thực tại và đạo lý của các giáo lý cơ bản khác của Phật giáo như Tứ Diệu Đế, Ngũ uẩn, Không, Vô thường, Vô ngã, Nghiệp, Nhân Quả,… – Định luật nhân quả chi phối lên mọi sự vật, nhân nào quả nấy, là một thực tế diễn ra trong vạn vật và đời sổng con người. Người làm điều thiện tạo nghiệp thiện cho tương lai, người làm điều ác tạo nghiệp ác sẽ bị ác báo về sau. Do đó, con người chính mình có tự do định đoạt cuộc đời mình bằng hành động, lối sống trong hiện tại, chứ không do ai ban phát an bài số mệnh. Phật giáo xây dựng nền đạo đức dựa trên định luật nhân quả để hướng dẫn con người thăng hoa cuộc sống. * Về giáo dục – Giáo lý Duyên khởi nói lên một sự thật hiển nhiên. Về tri thức giúp con người tư duy một cách đúng lý để hiểu thực tại của mọi sự vật, thực tại của đời sống con người. Về đạo lý giúp con người giải trừ khổ não, tạo duyên lành thăng hoa cuộc sống cho mình và cho người. – Duyên khởi là quy luật tương quan sinh tồn trong tự nhiên. Giáo dục Phật giáo dựa theo sự thật duyên khởi để phù hợp với quy luật tự nhiên và làm cho con người thích ứng với hiện thực. Từ đó giáo dục trong ý nghĩa duyên khởi giúp cho ta nhận biết rõ rằng con người là sự hình thành của Năm uẩn được phát triển trong chiều hướng tốt đẹp thăng hoa(1). – Theo luật nhân quả, tất cả hoàn cảnh hưởng thọ đều do chính con người tác động, nên giáo dục là những phương cách giúp con người tự tạo nghiệp nhân lành để được hưởng kết quả chơn chánh tốt đẹp. 2.2.1.2. Áp dụng giáo lý duyên khởi và nhân quả vào giáo dục GĐPT Giáo dục dựa vào giáo lý duyên khởi và nhân quả bằng cách tạo nhơn duyên để cải thiện tự tính của con người, vừa giáo dục con người trong hoàn cảnh xã hội theo chiều hướng tốt. Trên quan điểm duyên khởi và nhân quả GĐPT thiết lập nền tảng giáo dục với hình thức tổ chức, nội dung sinh hoạt học tập, phương pháp truyền đạt, hướng dẫn tư duy và thực hành để tạo thiện duyên giúp tuổi trẻ phát triển trí và đức theo chơn tinh thần Phật giáo. 2.2.2. Giáo lý Tứ Diệu Đế với pháp môn Bát Chánh Đạo 2.2.2.1. Tứ Diệu Đế Tứ Diệu Đế là bốn chân lý vi diệu chắc thật được trải nghiệm bằng tuệ giác của Đức Phật. Ngài đã chứng nhập và thuyết minh chơn lý này đầu tiên cho Năm vị Thánh nhân Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển. Sau khi được nghe bài Pháp này Năm vị ấy đã ngộ Đạo chứng nhập quả vị A La Hán. Do đó Tứ Diệu Đế là một trong các giáo lý căn bản của Đạo Phật. Là Phật tử thì mỗi chúng ta nên tim hiểu và tu học theo ý nghĩa mầu nhiệm của giáo lý này. Ở đây chúng tôi chỉ tóm lược đại ý, chủ yếu bàn về thực hành, áp dụng vào việc giáo dục và vận dụng vào việc hướng dẫn tu học trong GĐPT. Giáo lý gồm có 2 phần chính: – Khổ Đế và Tập Đế: Là phần luận lý thuyết minh về nhân quả của thế gian, chơn lý của cuộc sống: Nhận thức cuộc đời là đau khổ, mô tả các nỗi khổ và suy cứu nguyên nhân gây nên các nỗi khổ ấy để minh chứng làm rõ. – Diệt Đế và Đạo Đế: Phần luận giải về nhân quả xuất thế gian, nghĩa là nếu muốn giải quyết vấn đề đau khổ thì cần phải áp dụng phương cách chế ngự, diệt trừ những nguyên nhân tạo nên phiền não đau khổ của con người. Đó là thực hành Bát Chánh Đạo, con đường tám ngành dẫn con người tới an vui hạnh phúc, con đường của trí tuệ và giải thoát. 2.2.2.2. Bát Chánh Đạo Bát Chánh Đạo là một phần trong giáo lý cơ bản của Đạo Phật mà những ai đến với Đạo đều cần phải tìm hiểu để tu họcc. Bát Chánh Đạo gồm: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định (2). Bát Chánh Đạo là con đường chơn chánh tám ngành giúp chúng sanh thoát khỏi mê mờ, tiêu trừ phiền não, hoán cải tự thân để có một cuộc sống an vui tốt đẹp cho mình và cải thiện hoàn cảnh thế gian. Bát Chánh Đạo không phải là một pháp môn cao siêu khó hiểu. Đây là phương pháp rất thực tiễn, hợp với tâm lý, hành động thường ngày của con người, ai cũng có thể thực hành được nếu có quyết tâm muốn cải thiện thân tâm, hướng đến một cuộc sống chơn chánh lợi ích cho mình và cho mọi người. 2.2.2.3. Phép Giáo Dục dựa vào giáo lý Tứ Diệu Đế Qua nội dung trình tự giáo lý Tứ Diệu Đế cho chúng ta thấy đây không những là một pháp môn truyền đạt chơn lý về cuộc sống con người, mà còn hàm chứa một phương pháp luận khoa học, lại chặt chẽ tinh tế hơn. Đặc sắc của phương pháp luận Phật Giáo là lý giải một vấn đề không chỉ nêu hiện tượng sự kiện,… mà phải suy cứu đến tận nguồn gốc nguyên nhân. Đó là điều kiện cần và đủ để minh chứng làm rõ sự thật của vấn đề, chứ không phải là một khái niệm mơ hồ, giả tưởng. Sau đó căn cứ vào các sự kiện, nguyên nhân đề ra phương thức giải quyết vấn đề một cách hiệu quả rốt ráo, dựa trên nguyên lý duyên khởi và định luật nhơn quả. Riêng về giáo lý Bát Chánh Đạo có thể coi như một phương pháp giáo dục lý trí và đạo đức (Huệ và Hạnh) để hướng dẫn con người thấy đúng, nghĩ đúng, hiểu đúng và làm đúng theo lời Phật dạy. Nói cách khác là giúp mọi người sống, thực hành đúng, hợp chơn lý. 2.2.2.4. Ứng Dụng Vào Giáo Dục GĐPT Chúng ta nên vận dụng ý nghĩa vi diệu và tầm quan trọng của giáo lý Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo để đưa vào giáo dục GĐPT. Về nội dung giáo dục: Như đã trình bày trên, Bát Chánh Đạo là nền tảng giáo dục của Phật giáo. Phật tử muốn cải thiện đời sống cá nhân, cải thiện hoàn cảnh xã hội phải học và hành Bát Chánh đạo. GĐPT đã chọn Giới Định Huệ làm định hướng giáo dục, Bát Chánh đạo làm nền tảng giáo dục để hướng dẫn đoàn viên GĐPT tu học theo định hướng giáo dục. Bát Chánh Đạo không chỉ đơn thuần là một bài học trong chương trình Phật pháp, mà nội dung tinh thần Bát Chánh đạo phải được vận dụng trong tất cả các môn học, trong mọi tổ chức sinh hoạt của GĐPT. Về phương pháp giáo dục: Chúng ta vận dụng phương pháp luận của Tứ Diệu Đế vào GĐPT để hoàn thiện và nâng cao phương pháp hướng dẫn tu học cho huynh trưởng và đoàn sinh. 2.2.3. Giáo Lý Duy Thức Với Nguyên Lý Giáo Dục –Huân tập 2.2.3.1. Ý Nghĩa Quan điểm giáo dục mới dựa vào khoa tâm lý trẻ. Do đó giáo dục mới chú trọng việc giáo dục là phải làm phát triển đồng bộ tuần tự các quan năng về thể chất (vật lý) và tinh thần (tâm lý) của thế hệ trẻ, đồng thời hướng trẻ theo mục đích đào tạo của giáo dục. Quan điểm này đã bắt gặp phép giáo dục của Đạo Phật, giáo hóa chúng sanh theo căn cơ (tuổi tác, giới tính, trình độ, hoàn cảnh và tâm lý khác nhau của chúng sanh). Tuy nhiên khoa tâm lý hiện nay cũng chỉ xét tâm lý con người qua các hiện tượng, trạng thái vật lý biểu hiện nơi con người. Phật giáo với giáo lý Duy Thức đi sâu vào tâm thức con người, hiểu rõ chơn tính cá nhân, nguồn gốc thiện ác, xấu tốt của con người để có phương cách giáo hóa. Theo Duy Thức Phật giáo, con người gồm có tám thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức và A lại gia thức ( tạng thức). A lại gia thức là nơi hàm chứa mọi cảm quan, lý trí, tính tình,… của con người. Những thứ tàng trữ trong tạng thức gọi là chủng tử (hạt giống). Chủng tử của bảy thức trước và chủng tử của muôn sự muôn vật đều từ thức nầy mà phát sinh, không có thức này chứa đựng thì các thức không thành. Chủng tử tích lũy trong quá khứ (có thể qua nhiều đời kiếp) gọi là bản hữu chủng tử. Chủng tử mới tích tập gọi là tân huân chủng tử. Bản hữu chủng tử và tân huân chủng tử đều có hai loại: Loại chủng tử xấu, bất thiện gọi là chủng tử hữu lậu ; loại chủng tử thiện, tốt gọi là chủng tử vô lậu. Như hạt giống gặp đất ẩm thì nẩy mầm thành cây, các chủng tử hội đủ nhân duyên sẽ hiện hành và phát triển. Vận dụng giáo lý Duy Thức vào việc giáo dục bằng các phương cách vô hiệu hóa những hiện hành của chủng tử hữu lậu, hướng tâm thức đối tượng vào con đường chơn thiện, un đúc vào A lại gia thức những chủng tử vô lậu để rồi phát sinh hiện hành nơi đối tượng tình cảm, lý trí và hành động theo mục đích đào luyện. Sự tập luyện, un đúc chủng tử vào A lại gia thức thuật ngữ Phật giáo gọi là huân tập. Huân tập là một nguyên lý giáo dục Phật giáo. 2.2.3.2. Hành tướng và công năng của huân tập Huân tập cũng là hành tướng của Duyên khởi. Mọi sự vật trước đây vốn không, do nhân duyên kết hợp, ảnh hưởng huân tàng vào nhau mà có. Những gì hiện hữu là do quá trình huân tập từ trước. Thân tâm, tánh tình và hành hoạt của mỗi con người đều từ huân tập mà ra. Huân tập thể hiện như sau: – Thứ gì mình chưa có, nhưng từ ngoài mang đưa vào, lâu dần trở thành của chính mình. Thứ mình vốn không có, nhưng do gần gũi, tiếp xúc dần dần cũng bị lây nhiễm vào mình. -Những gì huân tập tác động mạnh và nhiều tạo dấu ấn sâu đậm, thành tập quán và lôi cuốn tâm tư, hành động mình theo nó. -Tác động của huân tập không kể thứ đó là thiện hay ác đều để lại dấu ấn trong tâm thức mức độ như nhau, chỉ khác nhau kết quả của cái tánh, cái quả lành hay dữ về sau. -Những thứ được huân tập tạo thành mầm mống, khi có cơ hội, đủ duyên thì hiện hành. Thứ đã thành tánh, nếu dừng nghỉ, không tạo cơ duyên cho nó hiện hành và cho huân tập thứ ngược lại, hoặc thứ khác thì tánh cũ sẽ phai mờ, tánh mới sẽ thay thế. 2.2.3.3. Áp dụng vào giáo dục Về phương diện giáo dục, huân tập có thể xem như một nguyên lý giáo dục. Dựa vào hành tướng và công năng của huân tập mà lập thành những nguyên tắc sư phạm áp dụng vào giáo dục. GĐPT chọn huân tập như là một nguyên lý giáo dục để định hướng cho các phương pháp hướng dẫn tu học, đào luyện (sẽ bàn trong phần các phương pháp giáo dục GĐPT). 2.2.4. Giới Định Huệ, Định hướng giáo dục GĐPT 2.2.4.1. Ý nghĩa Giới Định Huệ ba môn vô lậu học, xuyên suốt tất cả các pháp môn tu học của Đạo Phật, là con đường duy nhất cho người học Đạo tiến tới giác ngộ, giải thoát. Trong phạm vi bài này chúng ta chú trọng bàn về ứng dụng ý nghĩa Giới Định Huệ vào giáo dục GĐPT. Pháp môn nào cũng không ra ngoài nguyên tắc Giới Định Huệ mà thành lập. Giới Định Huệ là con đường, là phương pháp mà chư Phật đã trải nghiệm, đạt dến giải thoát giác ngộ và trao lại cho chúng sanh. Trên con đường tu học của người Phật tử, Giới Định Huệ đóng vai trò dẫn lối. Đó là ba sự rèn luyện dựa trên giáo pháp Bát Chánh Đạo. -Giới: Là những chuẩn mực đạo đức của Phật giáo, ý nghĩa và công năng của Giới là ngăn điều quấy, dứt điều ác, và mục đích của Giới là giúp con người đạt đến giải thoát an lạc. Giới làm ngọn đuốc soi sáng cho đời sống cá nhân hàng ngày theo tinh thần đạo đức Phật giáo, ngăn giữ thân tâm không làm điều trái, điều xấu. Giới trong Bát Chánh đạo thể hiện lối sống theo 3 điều chơn chánh: Chánh ngữ, Chánh mạng, Chánh nghiệp. – Định: Là sự tập trung tâm ý vào một đối tượng hay một điểm mà không bị giao dộng, là phương cách trau dồi tâm trí, nhiếp phục nội tâm, ngoại cảnh, vận dụng nội lực mà chế ngự các vọng niệm, vọng duyên. Nhờ đó con người có nếp sống tỉnh thức và tự chủ. Định trong Bát Chánh Đạo thể hiện đời sống theo các điều chơn chánh: Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. – Huệ: Sự rèn luyện kỹ năng tư duy, phán đoán đúng đắn trước mọi sự lý. Dứt sạch mê lầm để chứng ngộ chân lý. Huệ trong Bát Chánh Đạo thể hiện ở các điều chơn chánh: Chánh kiến, Chánh tư duy. Những sự rèn luyện nói trên ai cũng có thể thực hành được để thăng hoa trong cuộc sống. Có thể nói Giới Định Huệ là một phép giáo dục rất thiết thực, một khoa sư phạm có công năng đặc biệt trong việc giáo hóa con người. Thiết thực vì có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, phù hợp tâm sinh lý, căn cơ con người, không những để học Phật pháp mà còn cho các môn học khác. Có công năng đặc biệt vì phép giáo dục theo tinh thần Giới Định Huệ khơi dậy, phát huy tiềm năng chơn tính của con người, tạo nên những con người tự giác, tự chủ, biết định hướng cho đời sống về tư tưởng và hành động của mình theo những gì có giá trị chơn thật, để thăng hoa tự thân đạt đến Chơn Thiện Mỹ. 2.2.4.2. Ứng Dụng vào GD/GĐPT GĐPT là một tổ chức giáo dục thế hệ trẻ Phật giáo nên chọn Giới Định Huệ làm định hướng giáo dục, tu học cho huynh trưởng và đoàn sinh theo ba sự rèn luyện: Giới: Các chuẩn mực đạo đức Phật giáo để định mức đúng trong sinh hoạt tu học, trong đời sống của người Phật tử dựa trên tinh thần giáo lý, cô đọng trong châm ngôn Bi Trí Dũng và năm điều luật của GĐPT. Định: Phương pháp giáo dục tâm trí định tĩnh, phát huy ý chí tinh cần, tâm thức tỉnh táo, tự chủ để giữ cho thân tâm hướng tới điều lành, điều tốt. Huệ: Phương cách rèn luyện về tư duy để hiểu biết thông suốt, nhận định xét đoán sự vật một cách đúng đắn, hợp chơn lý. Ba sự rèn luyện dung nhiếp nhau mà dẫn lối cho người học Phật theo đúng định hướng. Định hướng Giới Định Huệ là một điều mới trong việc cải tiến phương thức sinh hoạt GĐPT. Định hướng đó phải được thể hiện rõ ở chương trình tu học huấn luyện, tài liệu hướng dẫn tu học, phương pháp, phương tiện hướng dẫn việc rèn đức tính, tiếp thu kiến thức và thực hành. 2.2.5. Văn – Tư -Tu với phương pháp giáo dục GĐPT 2.2.5.1. Ý Nghĩa (3) Văn là nghe: Nghe từ người giảng, qua thảo luận, thông tin truyền thông hoặc tiếp nhận qua sách vở, báo chí (gồm cả nghe và thấy). Tư là suy nghĩ: Thẩm xét, tư duy về những vấn đề tiếp thu được. Tu là sửa: Làm hoàn chỉnh cả ý nghĩa lời nói và việc làm. Tu nói đủ là tu hành. giáo, ngăn giữ thân tâm không làm điều trái, điều xấu. Giới trong Bát Chánh đạo thể hiện lối sống theo 3 điều chơn chánh: Chánh ngữ, Chánh mạng, Chánh nghiệp. – Định: Là sự tập trung tâm ý vào một đối tượng hay một điểm mà không bị giao dộng, là phương cách trau dồi tâm trí, nhiếp phục nội tâm, ngoại cảnh, vận dụng nội lực mà chế ngự các vọng niệm, vọng duyên. Nhờ đó con người có nếp sống tỉnh thức và tự chủ. Định trong Bát Chánh Đạo thể hiện đời sống theo các điều chơn chánh: Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. – Huệ: Sự rèn luyện kỹ năng tư duy, phán đoán đúng đắn trước mọi sự lý. Dứt sạch mê lầm để chứng ngộ chân lý. Huệ trong Bát Chánh Đạo thể hiện ở các điều chơn chánh: Chánh kiến, Chánh tư duy. Những sự rèn luyện nói trên ai cũng có thể thực hành được để thăng hoa trong cuộc sống. Có thể nói Giới Định Huệ là một phép giáo dục rất thiết thực, một khoa sư phạm có công năng đặc biệt trong việc giáo hóa con người. Thiết thực vì có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, phù hợp tâm sinh lý, căn cơ con người, không những để học Phật pháp mà còn cho các môn học khác. Có công năng đặc biệt vì phép giáo dục theo tinh thần Giới Định Huệ khơi dậy, phát huy tiềm năng chơn tính của con người, tạo nên những con người tự giác, tự chủ, biết định hướng cho đời sống về tư tưởng và hành động của mình theo những gì có giá trị chơn thật, để thăng hoa tự thân đạt đến Chơn Thiện Mỹ. 2.2.4.2. Ứng Dụng vào GD/GĐPT GĐPT là một tổ chức giáo dục thế hệ trẻ Phật giáo nên chọn Giới Định Huệ làm định hướng giáo dục, tu học cho huynh trưởng và đoàn sinh theo ba sự rèn luyện: Giới: Các chuẩn mực đạo đức Phật giáo để định mức đúng trong sinh hoạt tu học, trong đời sống của người Phật tử dựa trên tinh thần giáo lý, cô đọng trong châm ngôn Bi Trí Dũng và năm điều luật của GĐPT. Định: Phương pháp giáo dục tâm trí định tĩnh, phát huy ý chí tinh cần, tâm thức tỉnh táo, tự chủ để giữ cho thân tâm hướng tới điều lành, điều tốt. Huệ: Phương cách rèn luyện về tư duy để hiểu biết thông suốt, nhận định xét đoán sự vật một cách đúng đắn, hợp chơn lý. Ba sự rèn luyện dung nhiếp nhau mà dẫn lối cho người học Phật theo đúng định hướng. Định hướng Giới Định Huệ là một điều mới trong việc cải tiến phương thức sinh hoạt GĐPT. Định hướng đó phải được thể hiện rõ ở chương trình tu học huấn luyện, tài liệu hướng dẫn tu học, phương pháp, phương tiện hướng dẫn việc rèn đức tính, tiếp thu kiến thức và thực hành. 2.2.5. Văn – Tư -Tu với phương pháp giáo dục GĐPT 2.2.5.1. Ý Nghĩa (3) Văn là nghe: Nghe từ người giảng, qua thảo luận, thông tin truyền thông hoặc tiếp nhận qua sách vở, báo chí (gồm cả nghe và thấy). Tư là suy nghĩ: Thẩm xét, tư duy về những vấn đề tiếp thu được. Tu là sửa: Làm hoàn chỉnh cả ý nghĩa lời nói và việc làm. Tu nói đủ là tu hành. Văn Tư Tu là một tiến trình, một phương pháp của nghe, suy nghĩ và thực hành có hiệu quả (làm tốt). Nghe không tốt, suy nghĩ không tốt, thực hành hiệu quả điều ấy là tiến trình đào tạo người xấu. Nghe tốt, nghĩ tốt, thực hành tốt là tiến trình đào tạo người tốt. Nền giáo dục tốt là nền giáo dục có đủ ba yếu tố Văn Tư Tu. Trong tiến trình giáo dục chỉ có Văn và Tu (nghe và làm) đánh mất Tư. Đó là giáo dục của những tôn giáo thần quyền, mặc khải chỉ biết tin và làm. Đó cũng là lối giáo dục theo mệnh lệnh nhà độc tài, quân phiệt. Nền giáo dục chỉ có Văn Tư, xem nhẹ Tu hoặc không có Tu. Như vậy chỉ tạo thành một lớp người có kiến thức nhưng thiếu phẩm chất (Tri hành không hợp nhất). Lại nữa, giáo dục có Tư, nhưng phải theo một chiều, một định ước ‘Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung’. Văn Tư Tu trong việc học Phật là Văn Huệ, Tư Huệ và Tu Huệ theo đường hướng Giới Định Huệ. Văn Huệ: Nghe Phật Pháp, học hỏi Chánh pháp. Lợi ích của nghe Chánh pháp là trí tuệ mở mang, để đón nhận pháp, đón nhận pháp lạc. Tư Huệ: Tư duy về Chánh pháp, chuyên chú vào nội tâm an chỉ để hiểu biết sâu về Chánh pháp, là tín tâm, hỷ tâm sanh để vận dụng vào việc Tu tập pháp. Tu Huệ: Thực hành Chánh pháp, áp dụng lời Phật dạy (Chánh pháp) để quán xét và soi chiếu các pháp trong đời sống làm chánh lý càng sáng tỏ. Lợi ích lớn của Tu Huệ là có đời sống an lạc, giải thoát khỏi tham, sân, si, chấp thủ, khỏi vô minh phiền não. Văn Huệ – Tư Huệ – Tu Huệ trong Phật giáo là kiếm báu chặt đứt phiền não. Có Huệ chiếu rọi thì bất cứ Văn gì, Tư gì, Tu gì cũng thành có Huệ giải thoát, Huệ hướng dẫn mọi bước đi (Duy Tuệ Thị Nghiệp). 2.2.5.2. Văn Tư Tu áp dụng trong GĐPT – Cho huynh trưởng (3) Người huynh trưởng trong tổ chức GĐPT có hai nhiệm vụ chính yếu: Tu học tự thân và hướng dẫn tu học cho đoàn sinh. Với tư cách là người anh có bổn phận hướng dẫn đàn em vào con đường Bi Trí Dũng, trước nhất người huynh trưởng phải được đào tạo có thực chất. Văn Huệ, Tư Huệ, Tu Huệ là giới thiệu phương pháp học tập Phật pháp mà người huynh trưởng phải đi qua. Huynh trưởng phải trau giồi vốn liếng Phật pháp nghe thuyết giảng, đọc kinh sách (Văn Huệ). Huynh trưởng phải thường suy tư về các đề tài Phật pháp, nhất tâm chuyên chú để hiểu thấu đáo thông suốt (Tư Huệ). Huynh trưởng phải tu tập hàng ngày, trừ tham ái sân si, sống thanh thản với đời sống theo con đường Bát Chánh Đạo… – Giáo dục đoàn sinh Văn Tư Tu không chỉ là phương pháp tu học của huynh trưởng mà còn áp dụng trong việc hướng dẫn đoàn sinh tu học, không riêng môn Phật pháp mà kể cả các môn học khác. Các phương pháp giáo dục thế gian (cũ hay mới) không ngoài tiến trình nghe nhìn, suy tư và thực tập (thực hành). Tuy nhiên các phương pháp đó chỉ chú trọng việc truyền đạt kiến thức, rèn luyện tính tình để thích ứng hành xử với cuộc sống thực tiễn của xã hội. Đó là tiến trình giáo dục bằng trường đời (l’école par la vie pour la vie). Điều khác biệt của Phật giáo là trong tiến trình giáo dục tu học luôn luôn có Huệ đi kèm soi sáng. Ở đây giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là cách truyền đạt kiến thức của người dạy, cách hấp thụ kiến thức của người học, cách vận dụng vào cuộc sống tự lợi và lợi tha. Như vậy vận dụng Văn Huệ- Tư Huệ-Tu Huệ vào giáo dục trong GĐPT làm cho các phương pháp giáo dục được hoàn thiện hơn để đạt yêu cầu mục đích đào luyện của tổ chức. Vận dụng Văn Huệ- Tư Huệ- Tu Huệ vào giáo dục thế hệ trẻ: Văn Huệ – Tư Huệ – Tu Huệ không chỉ áp dụng vào phương pháp giáo dục tu học cho huynh trưởng và đoàn sinh các ngành lý trí đã phát triển. Nếu khéo léo, sáng tạo có thể áp dụng cho đoàn sinh tuổi nhỏ bằng cách vận dụng trực giác vào các thể thức của phương pháp hoạt động. Thí dụ: Thực hiện một đề tài tu học. Bài giảng giản dị dễ hiểu. Đặt trước các em hiện vật, tranh ảnh để quan sát hiện cảnh (hoặc dưới hình thức một chuyện kể) để các em nghe nhìn mà trực cảm (Văn). Người dạy dùng phương pháp vấn đáp gợi tiềm năng trực cảm giác (hoặc lý trí trực giác, đạo đức trực giác tùy bài học) để các em cảm nhận được sự vật tốt xấu, hay dở, đúng sai. Hướng dẫn các em tả lại cảnh vật đã quan sát hoặc kể lại chuyện đã nghe, gợi ý cho các em tìm ra điều cần ghi nhớ (Tư) Hướng dẫn các em thực hành luyện tập đức tính theo bài học. Cần có những sinh hoạt hướng trẻ sống nề nếp tinh tấn học Phật, gần gũi tiếp cận người tốt, việc tốt, xa lánh kẻ xấu, việc xấu, tham gia các cuộc giải trí lành mạnh có ích cho sức khỏe và rèn tính, làm việc thiện (Tu). 2.2.6. Ngũ Minh Pháp 2.2.6.1. Ý Nghĩa (4) Phật giáo có những phương thức hoằng pháp thích hợp với mọi thời đại của xã hội con người, với một hệ thống giáo lý của Phật giáo bao gồm các kiến thức về các lĩnh vực Triết học, Đạo học, Tâm lý học, Khoa học, Văn học, Dược học, Xã hội học,… Những kiến thức ấy đạo Phật gọi là Minh, gồm có: – Nội Minh: Giáo lý của đạo Phật hàm chứa trong ba tạng kinh điển KINH , LUẬT, LUẬN, có vô số pháp môn để chúng sinh đạt đến kết quả giác ngộ. – Nhân Minh: Môn học lý luận của Phật giáo, chủ trương chứng minh những lập thuyết bằng NHÂN, nghĩa là cách suy cứu đến lý do chặt chẽ. – Thanh Minh: Đây là môn học về Ngôn ngữ, Văn tự, Âm thanh, Văn học và Nghệ thuật. Thanh Minh còn gọi là môn học về văn hóa, biểu tượng của sự sống, là hình thức của sự sống, nảy sinh từ sinh hoạt ý chí, tâm lý, tình cảm và xã hội của con người. – Công xảo Minh: Đây là môn học về công nghệ và kỹ thuật khoa học. – Y phương Minh: Đây là môn học về phương thuốc và phương pháp chữa bệnh, gồm có phương thuốc trị bệnh về tinh thần và phương thuốc về thể chất. + Về tinh thần: Phật giáo có phương thuốc về kỹ thuật tâm linh. Đó là các yếu tố của Bát Chánh Đạo để chữa các bệnh về tinh thần và nhiều phương thuốc để chữa tâm bệnh chẳng hạn như Lục độ với các phương thuốc bố thí, nhẫn nhục, trí tuệ,… + Về vật chất: Chữa bệnh về vật chất cũng rất quan trọng. Người Phật tử cần học về chuyên môn y học để thực hành công tác xã hội, cứu khổ. 2.2.6.2. Ứng dụng tinh thần Ngũ Minh Pháp vào giáo dục GĐPT Dựa trên tinh thần Ngũ Minh Pháp GĐPT chọn các môn học : Phật pháp ( Nội Minh ) là môn học chính để đoàn viên hiểu Đạo và sống Chơn chánh theo tinh thần đạo Phật. Nhân minh là môn học thực dụng cần thiết cho huynh trưởng ứng dụng phương pháp lý luận để nghiên cứu tu học và hướng dẫn giảng dạy. Môn học này được đưa vào chương trinh tu học bậc Lực của huynh trưởng ( diễn giải ở mục sau 2.2.7 ). Các môn học Văn nghệ – Hoạt động thanh niên – Xã hội của đoàn sinh, các môn học Kiến thức tổng quát và Khả năng chuyên môn cho huynh trưởng. Nội dung học và hành các môn này dựa trên tinh thần phương thức hoằng pháp Công xảo minh,Thanh minh và Y phương minh, bao gồm các hoạt động về thể chất, tinh thần và tình cảm thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo lý, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế và xã hội. Mục đích giúp đoàn viên tăng trưởng kiến thức, kỹ năng chuyên môn để tu tiến, phụng sự Đạo pháp và áp dụng vào đời sống thực tiễn góp phần xây dựng xã hội. 2.2.7. Nhân Minh với phương pháp giáo dục GĐPT (5) 2.2.7.1. Ý nghĩa : Một phần trong Ngũ Minh pháp là Nhân Minh. Nhân Minh là môn lý luận của Phật giáo chủ trương chứng minh những lập thuyết bằng NHÂN, nghĩa là cách suy cứu đến lý do chặt chẽ. Trong phạm vi bài này chúng ta không bàn nhiều về các khía cạnh lý luận của Nhân Minh mà chỉ tìm hiểu khái quát về cách lập luận để ứng dụng vào phương pháp giáo dục trong GĐPT. Một lý luận đầy đủ theo nhân Minh phải có ba phần: Tôn, Nhân, Dụ. Tôn là chủ trưởng, Nhân là lý do thành lập chủ trương ấy, Dụ là những sự kiện đưa ra để chứng minh (có thuận và nghịch: đồng dụ và dị dụ). Thí dụ: Tôn: Chúng ta phải chết. Nhân: Vì chúng ta đã trót sinh ra. Dụ: Có sinh tất phải có chết như Thành Cát Tư Hãn, Tần Thủy Hoàng, Trần Nhân Tông… (đồng dụ). Trái lại cái gì không sinh ra thì không chết như hư không (dị dụ). Ba phần của một luận thức Nhân Minh phải có liên hệ mật thiết với nhau. Nhân bao giờ cũng phải quan hệ đến Tôn, phải có tính cách đồng Dụ và tuyệt đối không có tính cách của dị Dụ. Còn Dụ bao giờ cũng có dính líu đến Tôn đến Nhân. Chúng ta nhận thấy môn luận lý Nhân Minh có phần giống với môn luận lý học hình thức (Syllogisme) mà lại đầy đủ tinh vi hơn luận lý này, vì nó có đủ tính cách diễn dịch và qui nạp. Nhân minh pháp có tính cách diễn dịch vì đi từ chủ trương đến các sự kiện chứng minh chặt chẽ, không bắt đầu từ một giả thiết, mà một chủ trương hay vấn đề đặt ra có lý do nguồn gốc thật sự (nhân). Qui nạp vì có tính cách nêu lên các sự kiện để đi đến kết luận theo chủ trương. Chặt chẽ vì các sự kiện nêu lên có thuận (đồng dụ) có nghịch (dị dụ) để chứng tỏ chủ trương ấy là rõ ràng chắc thật. Vận dụng vào giáo dục tu học trong GĐPT, như trong phương pháp lý giải của GĐPT chúng ta ứng dụng Nhân Minh pháp (nhất là dạy Phật pháp) hiệu quả hơn các phương pháp khoa học hình thức. 2.2.7.2. Áp dụng trong việc dạy Phật pháp Thí dụ: Dạy bài Vô thường. Tôn : Mọi vật hữu tình hay vô tình đều biến chuyển vô thường. Nhân: Vì mọi vật đều do nhân duyên kết hợp (như đã học ở bài lý nhân duyên sanh). Dụ: Con người do tinh cha trứng mẹ mà có phôi thai (nhân), được hấp thụ khí huyết mẹ tạo nên hình hài mà sinh ra. Nhờ bú mớm, nuôi ăn dạy dỗ mà lớn khôn (duyên) biến chuyển từ đứa trẻ đến thanh niên rồi già chết (vô thường). Loài thảo mộc có từ khi hạt giống gieo xuống đất (nhân) nhờ đất nước mà nẩy mầm, hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất, không khí, ánh nắng mà lớn lên… (duyên), rồi già và có ngày khô héo mục nát (vô thường). Khoáng chất: Sự kết hợp của hai chất dưỡng khí và khinh khí (nhân) qua quá trình tác động có tính cách hóa hợp trong thiên nhiên mà thành nước (duyên). Nước không tồn tại cố định mà biến chuyển thay đổi. Nước gặp nóng bốc thành hơi, gặp lạnh kết tụ thành nước, lạnh quá thành chất đặc nước đá. Nước cũng luân chuyển không ngừng: Từ sông biển, bốc hơi thành mây, mây gặp lạnh thành mưa, chảy xuống sông rồi lại ra biển…(vô thường). Trái lại không có người nào, vật nào tự nhiên sinh ra; không có người vật nào tồn tại cố định mà không già không chết, không thay đổi biến chuyển. Phàm những gì do nhân duyên kết hợp đều biến chuyển vô thường. Qui luật nầy chi phối mọi vật vô tình hay hữu tình. Nhân minh pháp không chỉ áp dụng dạy và học Phật pháp còn có thể áp dụng vào các môn học khác cho huynh trưởng cũng như đoàn sinh, kể cả đoàn sinh nhỏ tuổi. Điều này chúng ta sẽ bàn sau ở phần phương pháp giáo dục trong GĐPT. 2.2.8. Quán tưởng, Thiền định 2.2.8.1. Ý nghĩa Đây là những pháp môn tu học của Phật giáo theo đường hướng Giới Định Huệ. Nếu Văn Tư Tu là hành tướng của Huệ thì Quán tưởng Thiền định là hành tướng của Định. Quán tưởng là chú tâm vào một cảnh, không cho tâm vọng động tác loạn. Thiền định có ý nghĩa tích cực hơn, vận hành nội tâm chuyên chú vào một cảnh, dứt hết các loạn duyên. Các phương pháp: – Quán tưởng: có hai cách: Quán tưởng và quán tánh. + Quán tưởng: Như lúc chiêm ngưỡng hình ảnh trang nghiêm của Đức Phật.Xét nguyên nhân tác thành hình tướng tốt đẹp ấy. + Quán tánh: Suy nghiêm đến bản tánh của các pháp. Xét các nguyên lý về khổ, vô thường, vô ngã,… Nói chung Quán tưởng là các cách làm cho tư tưởng, hành động luôn luôn hướng vào sự thuần nhất của chánh niệm (như thực hành chuyên chú Niệm Phật hôm sớm, khi niệm Phật phải hiểu thấu đáo lời niệm,…). – Thiền định: Có hai cách: Sổ tức và Thiền định. + Sổ tức: Pháp môn điều hòa hơi thở ra vào, không cho vọng niệm, khiến tâm không còn loạn động. Đây là bước đầu của phương pháp Thiền định. + Thiền định: Thiền là nhất tâm quán cảnh vật, định là nhất cảnh tịnh niệm (Giữ niệm cho trong sạch, an tịnh, khiến tâm an trú vào một niệm thanh tịnh). Thiền định là pháp môn dùng tư duy nghiên cứu tìm xét cho đến nhất cảnh thanh tịnh, chơn thật tánh của sự vật. 2.2.8.2. Ứng dụng vào việc giáo dục, tu học trong GĐPT Các pháp môn này ứng dụng vào việc giáo dục tu học cho huynh trưởng và đoàn sinh gọi chung là phương pháp quán niệm (sẽ bàn trong phần các phương pháp giáo dục GĐPT). 2.2.9. Các pháp môn khác Còn rất nhiều pháp môn tu học của Phật giáo, ngoài việc truyền đạt một nội dung tư tưởng, kiến thức đạo lý, đều hàm chứa một phương pháp về nhận thức và thực hành mà ta có thể tùy nghi đưa vào giáo dục GĐPT như Lục Hòa, Tứ Nhiếp pháp, Lục độ, Thập thiện, … Thí dụ: Tứ nhiếp pháp: GĐPT vận dụng Tứ nhiếp pháp làm phương tiện, nhiếp phục các đối tượng giáo dục và phương pháp hướng dẫn thực hành các công cuộc lợi tha, theo mục đích “góp phần xây dựng xã hội”. 2.3. ÍCH LỢI CỦA CÁC PHÁP MÔN TU HỌC PHẬT GIÁO ÁP DỤNG VÀO GIÁO DỤC GĐPT 2.3.1. Ý nghĩa : Giáo pháp của Đức Phật tuy cách nay trên 2500 năm vẫn luôn luôn thích ứng với mọi thời, mọi cảnh, vẫn mới đối với sự phát triển các lĩnh vực của đời sống con người thời hiện đại. Về lĩnh vực giáo dục qua nghiên cứu các giáo lý căn bản, các pháp môn tu học Phật giáo, chúng ta đúc rút được nhiều lợi ích thiết thực và diệu dụng làm cơ bản cho nội dung phương pháp giáo dục tuổi trẻ sinh trưởng trong bối cảnh xã hội ngày nay. Đó là cơ sở cho chúng ta xây dựng nội dung, phương pháp hướng dẫn và tu học cho đoàn viên GĐPT. Chẳng hạn như : Trên quan điểm nguyên lý duyên khởi và nhân quả, giáo dục GĐPT là tạo nhân duyên tốt lành cho các thế hệ trẻ sống, tu học bằng hình thức tổ chức, nội dung chương trình giáo dục, sinh hoạt học tập, phương pháp truyền đạt hướng dẫn tư duy và thực hành thế nào để thế hệ trẻ được sống trong môi trường, điều kiện thuận lợi giúp các thế hệ trẻ cải thiện tự tính con người trong hoàn cảnh xã hội mà hoàn thiện nhân cách theo mục đích giáo dục GĐPT: Nguyên lý huân tập là một nguyên lý giáo dục đặc trưng của Phật giáo áp dụng vào GĐPT. Từ nguyên lý nầy mà xây dựng các hình thức phương pháp giáo dục sao cho trẻ huân vào tâm thức những chủng tử vô lậu, tạo những tập quán tốt để vô hiệu hóa những hiện hành của chủng tử hữu lậu. Các phương pháp học và hành phải thấu suốt, chu đáo, tích cực, tự chủ thể ‘hành thâm’ thì những gì huân tập mới chắc chắn bền vững. Các phương pháp giáo dục mới ở thế gian gọi là phương pháp tích cực hiện nay nhằm giúp trẻ tự phát huy chơn tính Nội dung chương trình giáo dục: Dựa vào tinh thần giáo dục nhập thế của Ngũ Minh Pháp, để chọn môn học, nội dung và phương pháp nghiên cứu, giáng dạy tu học huấn luyện cho huynh trưởng và đoàn sinh. Phương pháp giáo dục: Vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc của các pháp môn hoằng hóa tu học của đạo Phật ( duyên khởi, nhân quả, huân tập…) vào các phương pháp giáo dục, tổ chức sinh hoạt và hướng dẫn tu học, rèn luyện cho đoàn viên. Nền giáo dục đó kết hợp với các phương thức giáo dục thế gian thích hợp, tạo thành một nền tảng giáo dục đặc sắc và vững chãi mà GĐPT đã áp dụng hơn 60 năm qua để xây dựng sự nghiệp của mình.
Chúng ta từ đó mà đi lên đổi mới cách thực hiện, tích cực phát huy tác dụng giáo dục của nó, hiệu quả đào luyện sẽ nâng cao. Đó cũng là một phần quan trọng trong việc cải tiến phương thức giáo dục GĐPT.
Chú thích (1) Theo Hòa thượng Thích Giác Toàn trong bài “Giáo lý duyên khởi nền tảng của giáo dục Phật giáo” ( Văn hóa Phật giáo, ngày 16.7.2001) (2) Bài Tám Chánh Đạo ở sách Phật pháp 4 cấp của GĐPT. (3) Dựa theo bài giảng “Văn- Tư- Tu” của Hòa thượng Thích Giác Quang cho trại huấn luyện huynh trưởng cấp 3 Huyền Trang tại chùa Tường Vân Huế năm 1976. (4)(5) Dựa theo bài giảng “ Ngũ Minh Pháp” của Hòa thượng Thich Hải Ấn khóa Trại huấn luyện huynh trưởng Huyền Trang tại chùa Tường Vân 1976.