Chia sẻ bộ giáo án môn Phật Pháp của Minh Kim

Vì sao đã có tài liệu tu học do Trung ương (TW) ấn hành, lại phải soạn thêm giáo án? Xin thưa, vì mấy lý do sau đây:

1)Tài liệu tu học do TW ấn hành là để cho huynh trưởng tham khảo chứ không thể cho đoàn sinh học trực tiếp, vì nội dung trong tài liệu thì quá bao quát mà chúng ta chỉ có 30 phút để hướng dẫn, vì vậy phải chọn lọc, rút gọn sao cho vừa đủ 30 phút mà vẫn chuyển tải hết nội dung cần hướng dẫn theo chương trình tu học đã ấn định, đó chính là việc soạn giáo án cho mỗi bài dạy.

2)Giáo án là cái nề, cái ni, là cây thước của người thợ. Người thợ không có những dụng cụ đó thì không thể xây nên một cái nhà hay đóng một cái tủ hoặc may một cái áo… Cũng vậy, giáo viên lên lớp mà thiếu giáo án thì cũng như người thợ thiếu đồ nghề vậy. Giáo án có thể ví như một “kịch bản” chủ đạo cho mỗi lời nói, mỗi động tác của người thầy khi đứng trên bục giảng. Nhờ có giáo án mà người thầy biết phải nói điều gì, phải làm việc gì, phải dạy cái gì trong tiết học của mình. Giáo án giúp cho ông thầy nắm vững được con đường mình đi và mục tiêu mình đến trong thời gian của một tiết học, nhờ vậy mà người dạy đạt được mục đích là truyền thụ những gì và người học cũng đạt được kết quả là tiếp thu được những gì mà người dạy muốn truyền thụ cho mình.

3)Trong chương trình Phật Pháp ngành Oanh cũng như ngành Thiếu đều có những đề tài xuyên suốt, năm trước đã học rồi, năm sau vẫn phải học lại, có đề tài học xuyên suốt cả bốn bậc (tức 4 năm) trong khi mỗi đề tài chúng ta chỉ có một tài liệu, vì vậy phải soạn giáo án thì mới có thể thưc hiện được tinh thần “xuyên suốt” của chương trình tu học hiện hành. Cách soạn giáo án hướng dẫn các đề tài xuyên suốt phải đạt hai yêu cầu sau:

-Một: bậc học dưới chỉ học những kiến thức đơn giản, càng lên bậc học trên càng được học những kiến thức sâu hơn

-Hai: năm sau không được lặp lại những gì đã học ở năm trước

Để đạt được yêu cầu trên, đòi hỏi huynh trưởng phải biết chọn lọc những kiến thức nào dạy cho bậc dưới, kiến thức nào để dành cho bậc học trên, trong khi tài liệu Trung ương chỉ có một và đôi khi nội dung kiến thức không đủ cho chúng ta dàn trải cho cả 4 năm học (TD: đề tài Lịch sử ĐPTC) Công việc này đối với đại đa số huynh trưởng tại Kiên Giang, kể cả trong nước, là một công việc rất khó vì nó đòi hỏi mỗi huynh trưởng phải có vốn Phật học phong phú, có chuyên môn sư phạm và có tư duy sắc sảo mới làm được.

Do đó, sự ra đời của bộ giáo án 4 bậc ngành Oanh và 4 bậc ngành Thiếu do chúng tôi biên soạn là vô cùng cần thiết cho việc áp dụng chương trình tu học mới tại các đơn vị nhằm đạt kết quả trong sự nghiệp hướng dẫn đoàn sinh học môn Phật pháp – Tinh thần và Lịch sử GĐPT.

Ban Biên Tập Website www.gdptkiengiang.vn xin chia sẻ đến anh chị em áo Lam khắp nơi toàn bộ file gốc của bộ “giáo án Phật Pháp và Tinh Thần dành cho Gia Đình Phật Tử”. Quý anh chị em Huynh Trưởng có thể tuỳ nghi tải về hoặc in ấn, phổ biến cho địa phương mình.

Ngành Oanh
(vui lòng nhấp vào tên từng bậc học để tải trực tiếp về máy)

Ngành Oanh: bậc Mở Mắt
Mở Mắt

Ngành Oanh: bậc Cánh Mềm
Cánh Mềm

Ngành Oanh: bậc Chân Cứng
Chân Cứng

Ngành Oanh: bậc Tung Bay
Tung Bay

Ngành Thiếu
(vui lòng nhấp vào tên từng bậc học để tải trực tiếp về máy)

Ngành Thiếu: bậc Hướng Thiện
Hướng Thiện

Ngành Thiếu: bậc Sơ Thiện
Sơ Thiện

Ngành Thiếu: bậc Trung Thiện
Trung Thiện

Ngành Thiếu: bậc Chánh Thiện
Chánh Thiện

Áp Dụng Bộ Giáo Án Vào Việc Hướng Dẫn Môn Phật Pháp Trong Gia Đình Phật Tử

Bạn cũng có thể thích
2 Comments
  1. Nguyễn thị mỹ lan nói

    Nhằm học hỏi về cách tu học để rèn cho gia đình phật tử đi lên

  2. Nguyên Thuận - Huỳnh Hoàng Vũ (HT GĐPT Khánh Hòa) nói

    Tài liệu rất bổ ích, Xin Cám Ơn rất nhiều ạ.
    Chúc quý anh chị em Huynh trưởng luôn Tinh Tấn 😀

Được đóng lại.