Cải Thiện Môi Trường – Đạo Phật của Tuổi Trẻ

G

Đạo Phật Của Tuổi Trẻ

Chương 2:

Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử

Cải thiện môi trường

Rồi khi tới trường học thì em thấy rằng giữa em với thầy giáo của em không có một liên hệ gì thân ái hết. Em thấy giữa em với bạn học em cũng không có liên hệ thân hữu.

Ngày xưa trường học là một gia đình mà trong đó học trò coi thầy như cha, coi cô giáo như mẹ và coi những người bạn học khác như anh, chị, em của mình. Không khí của trường học rất thân ái. Trường học là gia đình thứ hai của chúng ta. Các vị lớn tuổi ở đây, những Huynh Trưởng lớn tuổi ở đây chắc đã thấy được điều đó. Ngày xưa trường học của ta êm đềm như trong bài hát “Trường Làng Tôi”. Ở trong trường ta có hạnh phúc, khi xa trường thì ta thương nhớ.

Nhưng mà trường học bây giờ không như vậy. Trường học bây giờ cũng theo đường lối của chủ nghĩa cá nhân. Ở trường học bây giờ có tình trạng thầy giáo không được thương, không được kính; có khi học trò đánh luôn thầy giáo, có khi giết luôn thầy giáo. Ở trường học bây giờ có khi học trò giết nhau; chúng dìu nhau vào con đường ma túy, con đường bạo động v.v… Và trường học là một chỗ không cho ta niềm tin nữa.

Nếu gia đình như vậy, trường học như vậy thì xã hội sẽ như thế nào?

Đối với một xã hội đầy bạo động, người Huynh Trưởng của Gia Đình Phật Tử phải có một sứ mạng. Đó là sứ mạng làm thế nào để cải thiện đời sống của gia đình và cải thiện được đời sống của học đường.

TCL 26

Chúng ta phải có những pháp môn rất cụ thể, những phương pháp thực tập rất cụ thể thì chúng ta mới có thể cùng nhau xây dựng lại gia đình và xây dựng lại trường học. Chỉ khi nào gia đình được xây dựng lại thì xã hội mới bắt đầu có phẩm chất trở lại. Và những người thanh thiếu niên, những người Phật tử trẻ, những người Huynh Trưởng trong Gia Đình Phật Tử phải thấy được sứ mạng đó, phải thấy được con đường tu học của mình. Trước nhất ta phải đem lại hạnh phúc ngay trong chính gia đình ta, tức là gia đình của người Huynh Trưởng.

Vì vậy trong khóa tu này ta sẽ cùng nhau đàm luận những pháp môn nào cần phải được thực tập ở trong gia đình của người Huynh Trưởng để cho gia đình của anh ấy, của chị ấy trở nên một môi trường có thể nuôi dưỡng người Huynh Trưởng đó lớn lên. Tại vì nếu người Huynh Trưởng thất bại ở trong gia đình của mình thì làm sao có thể dạy các em của mình ở trong đoàn được? Vì vậy cho nên tu ở nhà là một trong những đề tài lớn mà chúng ta sẽ đàm luận và cùng nhau quán chiếu trong khóa tu này. Ở trong gia đình chúng ta phải thực tập những gì để đem lại hòa khí, tin yêu và hạnh phúc trong gia đình.

Chúng ta tu tập thế nào để giữa cha và mẹ có hòa khí, giữa cha mẹ và con cái có sự truyền thông với nhau. Khi đó hòa thuận, tin yêu, vui vẻ trở thành những thực tại có thật chứ không phải chỉ là những châm ngôn mà thôi. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra những phương pháp đó.

Rồi người Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử khi gặp các em, ngồi với các em, sinh hoạt với các em thì hỏi thăm về tình trạng gia đình, hạnh phúc gia đình của các em như thế nào. Thấy được những khó khăn, những vấn đề trong gia đình các em rồi thì mới khuyên nhủ, chỉ dẫn các em cách thực tập nào đem về nhà áp dụng để nâng cao phẩm chất hạnh phúc, hòa thuận và tin yêu trong gia đình các em. Tức là chúng ta phải trực tiếp đối diện với những vấn đề có thật của chúng ta chứ không chỉ mơ tưởng lý thuyết.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

 Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang