Thư Gởi Huynh Trưởng Trẻ Kỳ 7: Tùy Duyên & Bất Biến

G

TÙY DUYÊN & BẤT BIẾN

          Bạn thân mến,
            Hôm nay chúng ta nói chuyện triết lý để đổi không khí, bạn nhé !
 
Câu chuyện thứ nhất:
            Bài Kinh Sonaranda kể lại cho chúng ta câu chuyện như sau : “Ngày đó, có một vị Bà la môn tên Sonaranda đến thăm viếng Đức Phật. Trong khi trò chuyện, Đức Phật có hỏi vị đó rằng : Có mấy yếu tố để được gọi là một Bà la môn chân chính?
            -Kính thưa Ngài Cồ Đàm, để được gọi là một vị Ba la môn chân chính, vị đó phải có đủ năm yếu tố : Một là phải có huyết thống bảy đời của Bà la môn; Hai là phải có hảo tướng; Ba là phải thông thuộc kinh chú; Bốn là phải có đạo đức; Năm là phải có trí tuệ.
            Đức Phật hỏi : có thể nào bỏ bớt một yếu tố mà vẫn được coi là Bà la môn chân chính không ?
            -Kính thưa Ngài Cồ Đàm, có thể không cần hảo tướng
            Đức Phật hỏi thêm hai lần nữa cũng với câu hỏi trên. Vị Bà la môn sau khi suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng, đáp rằng :
            -Kính thưa Ngài Cồ Đàm, có thể không thông thuộc kinh chú và bảy đời huyết thống cũng vẫn có thể được gọi là Bà la môn chân chính.
            Đức Phật lại hỏi : Còn yếu tố nào có thể bỏ qua nữa không ? Bà la môn Sonaranda cương quyết đáp rằng: Kính thưa Ngài Cồ Đàm, không thể bỏ đạo đức và trí tuệ mà được gọi là Bà la môn chân chính.
            Đức Phật ca ngợi : Lành thay, Bà la môn Sonaranda! Đúng như vậy, có thể bỏ ba yếu tố trên mà không thể bỏ hai yếu tố sau. Ba yếu tố trên có thể tùy duyên mà có hay không để được gọi là Bà la môn chân chính; Nhưng hai yếu tố  đạo đứctrí tuệ nếu bỏ đi thì không thể gọi vị ấy là một Bà la môn chân chính.
            Qua câu chuyện trên đây, Đức Phật đã dạy cho chúng ta bài học lớn về Tùy Duyên và Bất Biến .
 
Câu chuyện thứ hai :
            Mùa Hè năm nọ, chúng tôi tổ chức trại Hè cấp liên đoàn tại một khu du lịch thuộc một tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong khi các em trại sinh đang lui cui xây dựng các công trình trại thì có một em du khách nữ khoảng 18-20 tuổi lân la đến bên tôi và hỏi :
-Anh ơi, Gia Đình này là Truyền thống hay do Nhà nước thành lập vậy anh ?
            Tôi nghe em hỏi mà miệng lưỡi đắng chát. Trấn tỉnh lắm tôi mới trả lời được :
            -Anh đi sinh hoạt Gia Đình Phật Tử 50 năm nay, không biết thế nào là Gia Đình truyền thống hoặc Gia đình do Nhà nước thành lập, thành thử không thể trả lời câu hỏi của em. Vậy em sinh hoạt ở đâu vậy ?
            -Em sinh hoạt ở Đà Lạt.
            Qua câu chuyện này, tôi muốn có đôi lời với các bạn huynh trưởng trẻ về tình trạng phân hóa trong GĐPT hiện nay, cũng có liên quan đến sự tùy duyên và bất biến của Đạo Phật nói chung, tổ chức Áo Lam nói riêng.
            Bạn thân mến,
            Có một điều rất lạ là hiện nay vẫn còn một số huynh trưởng trẻ không biết về tình trạng phân hóa trong tổ chức mình, từ đó nhìn nhận vấn đề con khá mơ hồ, dễ sai lầm trong quan điểm, gặp ai nói khéo thì tin theo… Nói tóm lại là không phân biệt trắng đen, không có lập trường vững chắc, rất mơ hồ trong việc phân biệt đâu là tùy duyên, đâu là bất biến.
            Để giúp các bạn hiểu tường tận vấn đề phân hóa trong tổ chức chúng ta và cũng nhằm giúp các bạn hiểu thật rõ về sự tùy duyên và bất biến trong sinh hoạt GĐPT Việt Nam, tôi sẽ phân tích vấn đề trong lá thư sau. Mời bạn đón xem nhé!
 

 


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

Phẩm Song Yếu 1

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang