Thư Gởi Huynh Trưởng Trẻ Kỳ 6: Thử Thách (4)

G

THỬ THÁCH

(tiếp theo)
          Bạn thân mến!
          Kỳ trước chúng ta đã làm quen với một loại thử thách xuất phát từ chính nội tâm chúng ta. Đó là thói lười biếng. Trong lá thư này, tôi tiếp tục giới thiệu với bạn một loại thử thách khác cũng xuất phát từ nội tâm chúng ta, đó là lòng Tự Ái.
          Nghĩa thông thường của Tự Ái là thương chính mình. Ai mà không thương chính mình, phải không bạn? Thế nhưng, khi đi sâu tìm hiểu về lòng tự ái chúng ta sẽ thấy có nhiều điều tiêu cực đi theo sau loại tính khí này.
          Tôi đã chứng kiến rất – rất nhiều trường hợp chỉ vì tự ái mà nhiều huynh trưởng đã bỏ sinh hoạt mãi mãi. Trong sinh hoạt GĐPT, lòng tự ái thường khiến cho nội bộ ban huynh trưởng luôn xảy ra lục đục . Sự lục đục thường xuyên sẽ biến thành những đợt sóng ngầm làm cho con thuyền GĐPT chao đảo, khó mà vươn ra khơi được.
         
          Tự ái khác với tự tin. Tự tin là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Tự tin là một trong những nét đạo đức của con người.
          Tự ái càng không phải là tự trọng. Người biết tự trọng luôn cố gắng làm điều tốt để được mọi người kính trọng. Xã hội rất cần những con người tự trọng. Từ xưa, dân ta đã có những câu ca dao tục ngữ để dạy con người phải biết tự trọng, như :
“Giấy rách phải giữ lấy lề”
“Lành cho sạch, rách cho thơm” v.v…
 
          Tự trọng là đạo đức thì tự ái là thói xấu. Người tự trọng không bao giờ tự ái “vặt”;  trái lại, người hay tự ái thì thường không có lòng tự trọng tuy rằng cả hai hạng người này đều có một điểm chung là “không muốn ai chê mình”.
          Người tự trọng vì không muốn bị người khác chê nên luôn luôn giữ mình không làm điều xấu và luôn nỗ lực làm việc tốt để cống hiến cho đời. Nhưng dù có thành công thì người tự trọng cũng không vênh váo, kiêu căng.
          Người hay tự ái cũng không muốn ai chê mình nên thường cố gắng che dấu khuyết điểm và cũng muốn lập công để mọi người biết đến mình. Vì có tâm háo danh nên người này thường lên mặt phách lối mỗi khi thành công một việc nào đó.
          Khi tâm tự ái không được kịp thời khắc phục, nhất là khi người hay tự ái có một vài thành công nào đó, nó sẽ biến hóa thành tâm tự phụ hay kiêu căng, trong Nhà Phật gọi nó là kiêu mạn hay ngã mạn. Người kiêu mạn tuy cũng có chút tài cán nhưng thiếu đức độ nên thường bị mọi người xa lánh không muốn cộng tác.
         
          Bạn thân mến,
          Hiện tại, tuổi đời bạn còn trẻ, tuổi nghề bạn chưa cao, vì thế khả năng bạn trở thành người tự phụ kiêu căng là chưa thể. Tôi khuyên bạn nên kiểm soát tâm tự ái hằng giờ hằng ngày .Tự ái càng nặng thì thử thách càng cao cho con đường phục vụ lý tưởng Sen Trắng của bạn.
          Nếu gặp chuyện gì mà bạn không kềm chế được lòng tự ái, sinh ra phiền não thì tôi khuyên bạn hãy thực hành lễ Phật cho nhiều. Bạn hãy lễ Phật với tất cả lòng thành kính và cầu nguyện như thế này :”Kính lạy Đức Thế Tôn cao cả- Ngài là đại dương bao la- con như hạt bụi nơi Ngài bước qua. Thành tâm cầu nguyện trước Cha- Cho con buông bỏ tâm tà kiêu căng”
          Kính chúc bạn kiểm soát được tâm tự ái.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.

Phẩm Song Yếu

Tháng 10 năm 2024
18
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 6
Ngày Ất Mão
Tháng Giáp Tuất
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
16
Tháng 09
Kiên Giang