Thư Gởi Huynh Trưởng Trẻ – Kỳ 21: Tu Trong Gia Đình Phật Tử (tt)

G

BÀI 21:  TU TRONG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ(tiếp theo)

 
            Bạn thân mến,
            Trong thư trước, chúng ta đã chia sẻ về ý nghĩa tại sao chúng ta đến với Đạo Phật và đến với Gia Đình Phật Tử.  Chúng ta cũng đã trả lời cho câu hỏi vì sao một huynh trưởng GĐPT phải vất vả tu tập.
            Trong thư này, chúng ta sẽ nói đến những kết quả gì mang lại cho người huynh trưởng GĐPT sau một đời tu tập vất vả như thế, bạn nhé! Nhưng trước khi tôi chỉ cho bạn thấy những hoa quả của cây thì chúng ta phải đi lần từ gốc rễ của cây.
 
1) Những vấn đề gốc rễ trong việc tu của huynh trưởng GĐPT:
 
          – Mục đích của chúng ta quy y làm Phật tử và gia nhập GĐPT chính là để TU
         – Mục tiêu của chúng ta là Tu để thành Người Phật Tử chân chính nhằm góp phần phụng sự Đạo Pháp và xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo
          – Con đường tu của chúng ta là con đường Bồ Tát Đạo do chư Thầy Tổ đã vạch ra từ năm 1940 trên đất nước Việt Nam qua phong trào Chấn Hưng Phật Giáo.  Đó là con đường của Người Cư sĩ báo ơn Phật và phục vụ Dân tộc Việt Nam qua tổ chức giáo dục thanh thiếu đồng niên mang tên Gia Đình Phật Tử.
         – Phương tiện, đồng thời cũng là tiêu chí tu của chúng ta là:
                        + Bốn Nhiếp Pháp
                        + Năm Giới
                        + Năm Hạnh
                        + Năm Lĩnh vực Thiện xảo (Ngũ Minh)
                        + Sáu Pháp Hòa Kỉnh
                        + Tám Chánh Đạo
                        + Mười Điều Thiện
         – Phương pháp tu của chúng ta là Áp dụng các phương tiện nêu trên vào tất cả công việc trong đời sống hằng ngày nhằm thể hiện chánh pháp qua Ý nghĩ – Lời nói – Việc làm.
 
2) Những thuận duyên và nghịch duyên trên con đường tu tập của chúng ta: (Những điều kiện thuận lợi hoặc trở ngại trong việc đưa chất bổ từ gốc cây dễ dàng lưu thông nuôi sống cây để ra hoa kết trái)
 
            – Thuận duyên:
            + Được sự đồng thuận của người thân trong gia đình
            + Kinh tế gia đình ổn định
            + Chọn được nghề thích hợp (giáo viên, thầy thuốc, công chức, công nhân, nông dân v. v…)
            + Được Thầy trụ trì thương yêu hỗ trợ
            + Được Giáo hội địa phương quan tâm giúp đỡ
            + Được chính quyền địa phương hiểu biết, tạo điều kiện
 
            Nghịch duyên:
            + Những điều kiện đi ngược lại với thuận duyên trên đây đều là nghịch duyên
            + Một số biểu hiện thiếu tu của huynh trưởng như: ngã mạn, lười nhác, thiếu kiên nhẫn, thiếu ý chí, thiếu trách nhiệm, tùy tiện vô kỷ luật v. v… cũng là nghịch duyên cho đường tu của huynh trưởng
            – Đôi khi nghịch duyên lại giúp ta tu đạt kết quả hơn thuận duyên.  Vì vậy ta đừng chạy trốn khi nghịch cảnh đến, mà hãy bình thản đương đầu với nó.  Khi ta thắng được nghịch cảnh rồi tức là ta đã chứng đắc được một điều gì đó.  Tu theo Bồ Tát Đạo chính là ở chỗ này.
 
3) Kết quả tu tập đem lại lợi lạc cho bản thân và ảnh hưởng tốt đến cộng đồng:
 
         * Tùy theo hoàn cảnh, môi trường, thuận duyên và nghịch duyên mà kết quả tu tập của mỗi người trong chúng ta có nhanh có chậm; có nhiều có ít, nhưng khẳng định hễ ai có tu là nhất định có kết quả, dù nhỏ hay lớn.
         * Những giáo pháp người huynh trưởng GĐPT thường xuyên tu tập nhất định mang lại kết quả sau đây:
            1. Thăng tiến trong cuộc sống vật chất.
            2. Tăng trưởng đời sống trí tuệ và tâm linh.
            3. Đạt được an lạc, hạnh phúc ngay trong đời sống này
            4. Góp phần thể hiện nét đẹp của Đạo Phật trong đời sống xã hội.
            5. Chung tay kiến tạo môi trường thiên nhiên và đạo đức xã hội ngày thêm tươi đẹp trên quê hương Việt Nam.
            Thí dụ:
1) Tu tập Ngũ Minh để phát triển kỹ năng sống và nâng cao tay nghề
2) Tu tập Lục Hòa để làm hài hòa các mối quan hệ xã hội
3) Tu tập Bốn Nhiếp Pháp để đưa mọi người đến với Đạo Pháp
4) Tu tập Năm Giới để góp phần đạo đức cho xã hội
5) Tu tập Năm Hạnh để có đủ bản lãnh sống với cuộc đời này
6) Tu tập Mười Điều Thiện để làm lợi ích cho đời
7) Tu tập Tám Chánh Đạo để chuẩn bị thân và tâm đi đến bến bờ giải thoát.
 
            Bạn thân mến,
            Qua bốn lá thư trao đổi về đề tài Con đường tu tập của người huynh trưởng GĐPT có lẽ tạm đủ cho bạn làm hành trang trên con đường thực hiện Bồ Tát Hạnh mà chư Thầy Tổ đã vạch ra cho chúng ta đi đến hôm nay.
            Tôi thân ái chúc bạn Tinh Tấn đi đến cuối con đường và đạt được mục đích của Người Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
            Mến chào bạn.
 


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

 Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
22
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Canh Dần
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 10
Kiên Giang