Thư Gởi Huynh Trưởng Trẻ Kỳ 11: Tùy Duyên & Bất Biến (5)

G

TÙY DUYÊN & BẤT BIẾN (tiếp theo)

Phần II : Truyền thống (tt)

 
            Bạn thân mến,
            Trong là thư trước, tôi đã trình bày và chứng minh về truyền thống trong đường lối hoạt động của Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPTVN) từ khi ra đời và đã được hàng ngũ kế thừa tiếp nối đến hôm nay. Đó là : “GĐPTVN luôn sinh hoạt trong lòng một giáo hội hợp pháp, được luật pháp nhà nước hiện hành công nhận”.
            Truyền thống này đã được các bậc tiền bối trong An Nam Phật Học Hội (ANPHH) kế thừa tinh thần tùy duyên-bất biến của Phật Giáo Việt Nam làm nên. Chính nhờ tinh thần tuy duyên bất biến và vô ngại ấy mà Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục mới được ra đời để rồi ngày hôm nay mới có anh em Áo Lam chúng ta.
            Thử hỏi, nếu vào năm 1932 các vị tiền bối trong ANPHH khăng khăng tỏ ra bất phục, bất hợp tác và không tuân thủ pháp luật do chế độ thực dân Pháp đề ra thì làm sao nhà nước thực dân cho phép lập Hội ? Nếu nói rằng Hội ra đời không cần sự cho phép của nhà nước thực dân thì tại sao bản Điều Lệ & Quy Tắc của Hội phải cần  chữ ký duyệt của một đại diện nhà nước thực dân Pháp là Quan Khâm Sứ Trung Kỳ? Từ đó chúng ta suy ra: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngày nay cũng vẫn trung thành với đường lối mà các Giáo Hội trước đây đã đi qua. Như vậy không gọi là đi theo“truyền thống” thì gọi là gì ?
            Những anh em đang sinh hoạt ngoài Giáo Hội hiện nay rõ ràng đã đi sai đường lối truyền thống của ANPHH và GĐPTVN sao lại tự xưng mình là “truyền thống” .Các bạn trẻ hãy suy nghiệm về điều này !
 
            Bạn thân mến,
            Chúng ta xét thêm trong hoạt động GĐPTVN còn có những điều kiện nào để được xem là truyền thống bất di bất dịch, cái nào có thể tùy duyên mà thay đổi :
            1)Mục đích của GĐPT: Mục đích của GĐPT là :”Đào luyện thanh thiếu đồng niên tin Phật trở thành Phật tử chân chính – Góp phần phụng sự Đạo Pháp và xây dựng xã hội” Từ ngày thành lập đến nay, mục đích này dù có thay đổi một vài từ ngữ, nhưng ý chính thì vẫn  nguyên vẹn. Chúng ta có thể xem đây là truyền thống bất di bất dịch của tổ chức Áo Lam.
            Quá trình đào luyện nên một Phật tử chân chánh thật là lâu bền và gian khó. Nhưng điều mà hàng huynh trưởng chúng ta có thể làm được ngay bây giờ là đừng tự mình cũng như đừng rủ rê người khác sinh hoạt ngoài vòng pháp luật. Một vị xuất gia chân chính bằng một giọng chân chất, đã nói một câu ngắn gọn mà đầy ý nghĩa như sau : “Cứ suốt ngày lo sợ công an đến hỏi thăm thì còn tinh thần đâu để mà tu!” .
            2)Nội quy, Quy chế :  đây là văn bản pháp quy của bất cứ một tổ chức nào trong xã hội. Tuy nhiên, những điều được quy định trong nó không được xem là bất di bất dịch. Chúng phải được linh động thay đổi khi cần. Nhìn lại lịch sử các Giáo Hội trước đây chúng ta thấy rằng mỗi lần đại hội hay mỗi lần thay đổi danh hiệu, thì bản Nội quy Giáo hội đều được tu chỉnh một hoặc nhiều điều để cho phù hợp với tình hình mới.
Ngay như GĐPTVN cũng vậy, vào năm 1949, bản Nội quy Gia Đình Phật Hóa Phổ lần đầu tiên được ra đời. Đến  năm 1951 trong đại hội lần I Gia Đình Phật Tử toàn quốc, tổ chức chúng ta đã cho ra đời bản Nội Quy Trình GĐPT gồm 5 Chương, 15 Điều. Năm 1955, tại đại hội huynh trưởng toàn quốc tại Đà Lạt ra đời Quy chế huynh trưởng đầu tiên. Lần lượt sau đó vào các năm 1961, 1964, 1967, 1973 cứ mỗi lần đại hội toàn quốc là mỗi lần bản Nội Quy và Quy chế HT đều được tu chính . Vì vậy, chúng ta không lấy gì làm lạ khi vào năm 2001, hội nghị huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn GĐPTVN họp tại chùa Từ Đàm-Huế đã lại một lần nữa tu chỉnh bản Nội quy và Quy chế HT cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh sinh hoạt mới. Và mới đây, trong hội nghị Huynh trưởng GĐPT toàn quốc năm 2011 cũng tại Huế, Nội quy và Quy chế HT của tổ chức Áo Lam một lần nữa lại được tu chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc “Đổi mới phương thức sinh hoạt GĐPT” kể từ năm 2012 trở về sau.
Bạn thân mến,
Qua những điều vừa phân tích trên đây, chúng ta thấy  rằng có hai truyền thống bất di bất dịch mà mà các bậc tiền nhân đã đề ra từ khi thành lập tổ chức GĐPTVN cho đến tận ngày nay không bao giờ được tùy duyên thay đổi, đó là :
1-Mục đích đào luyện thanh thiếu đồng niên trở thành Phật tử chân chính
2-GĐPT luôn sinh hoạt trong lòng một giáo hội hợp pháp theo luật pháp nhà nước hiện hành.
Ngoài ra, tất cả những cái khác có liên quan đến sinh hoạt GĐPT đều là hình thức, có thể tùy duyên thay đổi vào một lúc nào đó.
Qua hai lá thư vừa qua, bằng những minh chứng cụ thể , tôi đã trình bày thế nào là truyền thống của GĐPT . Thư sau, chúng ta sẽ tìm hiểu hai cụm từ “Giáo hội quốc doanh”“GĐPT do Nhà nước thành lập” mà các anh em ngoài giáo hội đã “chụp mũ” cho chúng ta với ý đồ bôi xấu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và Phân ban Gia Đình Phật Tử đang sinh hoạt trong lòng Giáo hội.
Thân chúc bạn nhiều sức khỏe

 Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
22
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Canh Dần
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 10
Kiên Giang