Gia Đình Phật Tử Trong Lòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (3)

G

 GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TRONG LÒNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(Kỳ 3)

Thiện Điều Nguyễn Thắng Nhu

(…Tiếp theo kỳ trước)

Cuối tháng 7 năm 2005, Trại huấn luyện cấp 3 Vạnh Hạnh II (khai khóa năm 2001) đã tổ chức trọng thể Lễ bế mạc tại trại trường chùa Trúc Lâm – Huế với 268 huynh trưởng thuộc 17 tỉnh, thành được cấp giấy chứng nhận.

Trại Vạn Hạnh là trại huấn luyện cấp cao nhất của GĐPT Việt Nam để đào tạo huynh trưởng hướng dẫn cấp tỉnh, thành và trung ương.

Năm 2006, Hội nghị Đại biểu Huynh trưởng GĐPTVN họp tại TP Hồ Chí Minh để tu chỉnh nội dung chương trình tu học của GĐPT và khai khóa lớp học huynh trưởng bậc Lực – Trại Vạn Hạnh III (2006-2010).

Năm 2007, Trại họp bạn ngành Thiếu đầu tiên sau 47 năm chờ đợi đã được tổ chức quy mô hoành tráng tại chùa Linh Ứng – Bãi Bụt – Sơn Trà – Đà Nẳng.

Đại hội Phật Giáo toàn quốc lần thứ VI (2007) tại thủ đô Hà Nội, ngành GĐPT có huynh trưởng đầu ngành được tham gia vào Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Năm 2011, theo kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm GĐPT được diễn ra suốt tháng 7 năm 2011. Từ ngày 01 đến ngày 25-7-2011, các đơn vị GĐPT thuộc 32 tỉnh, thành trên cả nước tổ chức các cuộc họp huynh trưởng, đoàn sinh tân, cựu và tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm GĐPT địa phương. Trong dịp này BHD.GĐPT Trung ương đã phát hành 80.000 huy hiệu “Kỷ niệm 60 năm GĐPTVN” đến với mỗi đoàn viên trong cả nước.

Từ ngày 31-7 đến 04-8-2011 tại tổ đình Từ Đàm-Huế đã diễn ra Đại lễ kỷ niệm 60 GĐPT Việt Nam, thành phần tham dự gồm : Huynh trưởng tiêu biểu, Ban Bảo trợ, Cựu huynh trưởng toàn quốc. Chương trình gồm có :

-Đại lễ cầu siêu tổ chức tại đàn tràng Tổ đình Từ Đàm

-Lễ chính thức kỷ niệm 60 năm GĐPTVN tổ chức tại tổ đình Trúc Lâm Đại Thánh

-Hội nghị đại biểu GĐPT toàn quốc lần thứ 11 tổ chức tại chùa Từ Đàm.

Năm 2012, Đại hội Phật Giáo toàn quốc lần thứ VII lại thêm một huynh trưởng lãnh đạo được tham gia Hội đồng Trị sự. Cũng tại đại hội này, GĐPT được Trung ương Giáo hội tặng bằng tuyên dương công đức và Chủ tịch nước tặng huân chương Đại Đoàn Kết Dân Tộc cho Huynh trưởng đầu ngành.

Năm 2013 được Hội đồng Trị sự phê chuẩn Nội Quy GĐPT, Nội quy Huynh trưởng (tu chính năm 2011) và cho phép sử dụng con dấu tròn. Một lần nữa, GĐPT được xác định vị trí pháp lý trong lòng Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và cộng đồng xã hội.
 
Thời kỳ Hội Việt Nam Phật Học 1950

Theo Nghị định số 15 ngày 11-11-1950 của Hội thì GĐPT là một trong 5 ngành hoạt động của Hội : ngành Nghi lễ, ngành Văn hóa, ngành GĐPT, ngành Từ thiện và ngành Tương tế.
Thời kỳ Hội Phật Giáo Việt Nam tại Trung phần 1957

Theo Quyết định số 722.HC-TTS ngày 01-6-1957 của Tổng trị sự Hội Phật Giáo Việt Nam tại Trung Phần thì GĐPT là một trong 8 ngành hoạt động của Hội : ngành Trị sự, ngành Khuôn hội, ngành Hội viên, ngành GĐPT, ngành Học viên, ngành trường Bồ Đề, ngành Từ thiện và ngành Tương tế.
Thời kỳ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất 1964

Theo Hiến chương GHPGVN Thống nhất ban hành ngày 14-12-1965, tại Chương II, Điều 16 ghi : “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có một tổ chức giáo dục thanh niên lấy danh hiệu là Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Tổ chức này nằm trong Tổng vụ Thanh niên của Viện Hóa Đạo”
Thời kỳ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam 1981

Theo Hiến chương GHPGVN, Chương V, Điều 19 ghi các ngành hoạt động của Giáo hội gồm có: Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban nghi lễ, Ban Văn hóa, Ban Kinh tế-tài chánh, Ban Từ thiện xã hội, Ban Phật Giáo Quốc tế và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Qua 11 lần đại hội, hội nghị (1951-2011), GĐPT Việt Nam đã từng bước trưởng thành trong lòng các Giáo hội đương nhiệm. Từ 4 Gia đình Phật Hóa Phổ đầu tiên tại Huế lên hơn 1.000 đơn vị GĐPT của 32 tỉnh, thành với 71.500 huynh trưởng và đoàn sinh (theo báo cáo tại hội nghị cuối năm 2013), GĐPT đã hoàn chỉnh về tổ chức, có Nội quy ổn định, có đường hướng giáo dục khế cơ, có châm ngôn, điều luật trong sáng và cách chào nhau cũng đã hoàn hảo mà mãi cho đến ngày nay vẫn giữ giữ nguyên giá trị ban đầu ấy.

Hơn 60 năm qua, GĐPT đã có những cống hiến đối với Đạo pháp và Dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nền luân lý đạo đức xã hội. Đội ngũ huynh trưởng Áo Lam sinh hoạt khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê, từ miền biển đảo lên đến tận núi rừng biên giới Tổ Quốc xa xôi hẻo lánh để hướng dẫn xây dựng đời sống đạo đức cho con em thành những con ngoan trò giỏi, thành những Phật tử chân chính, những công dân mẫu mực.

Theo định luật vô thường, tổ chức GĐPT cũng có thịnh suy, có tan hợp. Nhưng trong cái biến thiên vần vũ ấy, GĐPT vẫn luôn luôn khẳng định mình để tồn tại và vươn lên trong mọi hoàn cảnh; thuận duyên cũng không tự mãn buông lung, nghịch duyên cũng không nãn lòng oán thán. Đã biết GĐPT hình thành trong giai đoạn đất nước còn điêu linh, nền tín ngưỡng dân tộc đang bị kỳ thị, thế mà quý ngài lãnh đạo đã tìm ra được cái “thịnh” trong cái “suy”. Gia Đình Phật Tử hôm nay vẫn giữ cái “thịnh” của mình, đó là cái bất biến, là đường hướng giáo dục, là chức năng giáo dục. Từ đường hướng giáo dục ấy, GĐPT đã đào tạo một đội ngũ huynh trưởng trong sáng, nhiệt tâm; là những người đã trọn đời sống đúng theo chánh pháp và phụng sự chánh pháp. Cao quý hơn nữa, GĐPT cũng đã nâng cánh cho bao huynh trưởng và đoàn sinh ưu tú thành những vị hảo tâm xuất gia.

Ngày nay, đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất, tự do tín ngưỡng được tôn trọng, Phật Giáo Việt Nam đang trên đà phát triển. GĐPT cũng đã sinh hoạt ổn địng khắp các tỉnh, thành phía Nam và đang phát triển ra các tỉnh thành phía Bắc theo hướng chỉ đạo của Trung ương Giáo hội.

Trong quá khứ, hiện tại và mai sau, GĐPTVN vẫn mãi mãi là một tổ chức vì tương lai của Phật Giáo Việt Nam.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 12 năm 2024
03
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 3
Ngày Tân Sửu
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
03
Tháng 11
Kiên Giang