Bi – Trí – Dũng Trong Cuộc Sống

G

Nhằm góp phần thêm sáng tỏ Bi Trí Dũng trong cuộc sống để độc giả nhận biết phần nào tính thiết thực của Bi Trí Dũng. Có thể nói, Bi Trí Dũng là bản hoài của mười phương chư Phật, của Phật giáo, của GĐPT Việt Nam (châm ngôn).

Duyên khởi: Trước khi dẫn chứng những hiện thực của Bi Trí Dũng, hãy thử nhận xét duyên nhân GĐPT lấy Bi Trí Dũng làm châm ngôn. Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người dân Việt bừng tỉnh sau cơn mê của liều thuốc Bắc thuộc và Tây thuộc: phong trào Cần Vương, Văn Thân, Duy Tân, Đông Du, Bác Hồ tìm đường cứu nước, Cách mạng văn hóa, Tự lực Văn đoàn, v.v… Những nhà uyên thâm Phật học thì vận dụng giáo lý Phật Đà vào việc giữ gìn phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Việt. Đoàn Phật học Đức Dục ra đời, (Ba) châm ngôn(Năm) điều luật là định hướng tân tiến của Đoàn trên tinh thần kế thừa chọn lọc nhịp nhàng theo thời gian của nền tảng Tam Cang Ngũ Thường (Khổng giáo), Tam quy Ngũ giới (Phật giáo).

Châm ngôn và điều luật của GĐPT là kế thừa xuyên suốt của đoàn Phật học Đức Dục.

Đạo Phật là đạo như thật: Đức Thích Ca đã từng tuyên bố: “Hơn 45 năm thuyết pháp độ sinh, Ta chưa nói một lời nào”. Nghĩa là những gì Ngài vận dụng, mọi phương tiện (kế sách) truyền đạt đến mọi thành phần trong xã hội thời bấy giờ chỉ nhằm làm sáng tỏ chân lý cuộc đời để con người nhận biết chân lý, sống đúng chân lý, sống hợp chân lý hầu thọ hưởng an vui tự tại giải thoát trên cuộc đời và tạo nhân cho quả lai sanh. Còn những gì Ngài chứng ngộ thì ngôn từ thế gian không thể diễn đạt được. Như vậy, có thể quy kết Tam Tạng Kinh Điển Phật chỉ nhằm làm sáng tỏ chân lý. Đã là chân lý thì là của chung. Như ánh nắng mặt trời chẳng hạn, thì động, thực vật… trên trái đất này tùy nghi vận dụng để có ích cho sự tồn sinh. Giáo lý Phật cũng thế, vì mê vọng phân biệt nên ta thường nói Bi Trí Dũng là của đạo Phật, là của người Phật tử, của Văn hóa Á Đông… chứ đã là chân lý thì làm gì có sự dành riêng cho ai?!

Bi Trí Dũng trong cuộc sống.

Ví dụ 1 (Đời): Đầu thiên niên kỷ 21 tại TP. HCM có một số lão thành cách mạng, nhân sĩ lão thành, nghệ sĩ nhân dân lão thành… đồng ký tên một bản di chúc tập thể. Trong đó đại ý căn dặn khi họ chết thì bạn bè và thân bằng quyến thuộc không nên tổ chức tang lễ linh đình, không “đi viếng” bằng vòng hoa, liễn đối đắt tiền; thay vì nếu thương tưởng thì dùng tiền mua lễ phẩm đó bỏ vào một cái thùng. Tang gia dùng tiền đó giúp đỡ, hỗ trợ những bệnh nhân nghèo không có tiền chữa trị bệnh (có vị hỏa táng, có vị hiến xác cho khoa học ngành y – Báo Pháp Luật ngày 20/3/2003).

Trước tập quán “sống cái nhà thác cái mồ”, trước xu hướng “thành phố nghĩa trang”, đua đòi xây mộ tháp, vòng hoa, liễn đối cao cấp… mà những vị này thực hiện một bản di chúc như thế, theo thiển kiến của tôi, họ đã thể hiện Bi Trí Dũng.

Ví dụ 2 (Đạo): Giữa thập niên 70 của thế kỷ 20, đất nước Việt Nam đã hòa bình thống nhất, giang sơn quy về một mối. Một số Chư vị Tăng Ni, Cư Sĩ đã sáng tạo vận dụng thời cơ để PGVN được thực sự thống nhất. Tuy gặp bao chướng duyên oan trái nội tại, ngoại cảnh nhưng Đại hội thống nhất PGVN đã tiến hành, đặt nền móng cho sự tồn vong của PGVN trong thời đại mới. Nếu không hành sự trên tinh thần Bi Trí Dũng như thế thì PGVN dễ đi vào ngõ cụt.

Ví dụ 3 (GĐPT): Trước bao cố chấp cực đoan nội tại nhưng Hội nghị Huynh trưởng cấp Tấn, cấp Dũng đã tiến hành tu chỉnh nội quy GĐPT nhân kỷ niệm 50 năm danh xưng GĐPT (2001). Hội nghị đã đột phá một số nguyên tắc cố hữu để mở ra hướng đi cho GĐPT thích nghi với thời đại mới, là thể hiện tinh thần Bi Trí Dũng.

Tiếp nối tinh thần này, anh chị em Huynh trưởng nhất là Huynh trưởng GĐPT đơn vị cơ sở, trước xu hướng thị trường hóa Phật giáo, trước bao hiểu nhầm từ nhiều phía, trước những “vô tư” của một số Trụ trì khó tính, trước vấn nạn dạy thêm học thêm (kể cả chiều Chủ nhật)… mà anh chị em vẫn kiên trì vận dụng Bi Trí Dũng để Đóa Sen Trắng ngày càng lan tỏa. Nhân đây, tôi mong được chia sẻ tâm tình cùng anh chị em Huynh trưởng và cũng tự nhắc nhở mình bằng đoạn ca từ của nhạc sĩ Nguyên Truyền:

… “Dũng trong Trí Tuệ và Dũng trong Từ Bi. Dũng vượt qua bờ giác và Dũng vượt thoát rừng mê. Dũng vô úy nhẫn nhục vị tha, Dũng như Tất Đạt Đa”./.

Dương Đình Trí
Cựu Huynh Trưởng GĐPT Quảng Ngãi

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

Phẩm Song Yếu 1

Tháng 11 năm 2024
20
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 4
Ngày Mậu Tý
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
20
Tháng 10
Kiên Giang