"Cái Tôi" và "Cái của Tôi"

G

THƯ GỞI HUYNH TRƯỞNG TRẺ

Ý hòa đồng duyệt

Kiến hòa đồng giải

“CÁI TÔI” và  “CÁI CỦA TÔI”

Bạn thân mến,

Trong lá thư kỳ trước, chúng ta đã biết từ hai anh chàng “Tôi” và “Của Tôi” mà đã gây ra biết bao câu chuyện về Tham, Sân và Si; hoặc tại vì ba cô ả tham, sân, si mà làm nên “cái tôi” và “cái của tôi” của mọi người. Hai anh chàng này cùng ba cô ả nọ đã gây nên biết bao phiền não, đau khổ cho nhân loại, thậm chí, các cuộc chiến tranh khốc liệt trên thế giới đã, đang và sẽ diễn ra trên hành tinh này cũng đều có nguyên nhân, cội rễ từ tham, sân, si , cái tôi và cái của tôi cả.

Chuyện vô minh của nhân loại biết nói đến bao giờ cho hết. Chúng ta hãy trở lại với sinh hoạt Gia Đình Phật Tử, trong đó anh chị em huynh trưởng chúng ta là nhân vật chính.

Tôi đã từng được nghe một vị hòa thượng đạo cao đức trọng nói rằng :”Anh chị em huynh trưởng GĐPT hay cãi quá !” Mặc dù nghe xong, trong miệng tôi đắng nghét, nhưng tôi đành phải gật đầu chấp nhận  đó là một nhận xét hoàn toàn đúng. Chắc hẳn bạn cũng đồng ý với tôi ?

Vâng, anh chị em mình hay cãi thật. Có nhiều lúc cãi nhau đến nỗi đập bàn đập ghế, đỏ mặt tía tai, trông hình dạng thật giống mấy bức hình A Tu La vẽ trên tường chùa. Nhà Thiền gọi đó là “Vô minh khởi”. Bởi vì khi chưa cãi thì ai cũng đều công nhận huynh trưởng mà cãi nhau thì xấu lắm, nhưng khi nổi sân lên rồi (vô minh khởi) ai cũng quên hết, không còn nhớ rằng : cãi là xấu lắm!

Tôi biết có một anh huynh trưởng, tuy cấp bậc không phải nhỏ và tuổi đời cũng không phải còn trẻ trung gì, nhưng “cái tôi” của anh ấy thật là khủng khiếp. Hễ khi nào có tổ chức trại hay hội nghị… nghĩa là bất cứ lúc nào có dịp họp mặt đông người, là anh ấy thể hiện “cái tôi” của anh bằng cách kể lỗi các anh chị huynh trưởng đồng sự khác một cách say sưa, thích thú trước đám đông đang tập họp. Tất cả mọi người đều nhìn thấy rõ tật xấu của anh ấy, chỉ riêng anh ấy là không biết được tật xấu của mình. Đó chính là người quá xem trọng “cái tôi” và “cái của tôi”.

Bạn chớ nên học theo tật xấu của anh ấy.

cái tôi và cái của tôi

Trong đời làm huynh trưởng hơn 50 năm, tôi sợ nhất là tham dự những buổi họp rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ trại, hoặc sau mỗi lần tổ chức một sự kiện gì đó của Gia Đình Phật Tử. Vì trong mỗi lần họp như thế, hầu như việc rút kinh nghiệm không đem lại kết quả bao nhiêu, mà cãi nhau vì tự ái thì nhiều. Cứ mỗi lần rút kinh nghiệm thì huynh trưởng mình lại biết thêm một vài tánh xấu của nhau. Là vì khi bị người khác phê bình, huynh trưởng mình ít khi tiếp thu để làm bài học kinh nghiệm, mà lại cực lực cãi chính, đem hết lý do này đến nguyên nhân khác ra biện minh. Và khi đưa ra lý do biện minh thì lại vô tình đụng chạm đến tự ái của những anh chị khác… Nhiều khi, những lý do mà các anh chị đưa ra thật là ngớ ngẩn, buồn cười, nhưng vì quá muốn bảo vệ “cái tôi” nên các anh chị không để ý tới điều ấy.

Xin đưa một vài thí dụ để minh chứng :

-Chị A được đồng đội góp ý về việc cư xử nóng nảy, thiếu tế nhị với  chị B. Thay vì nhận rõ hành vi của mình là không tốt, chị A chỉ cần tươi cười nhận lỗi, xin rút kinh nghiệm là xong. Nhưng chị A không làm vậy, chị lại đổ lỗi cho chị B đã làm một việc gì đó khiến chị bất bình nên chị mới cư xử nóng nảy như thế. Chị B nghe xong không đồng ý cãi lại… Thế là nổ ra cuộc cãi tay đôi, chẳng rút được kinh nghiệm gì, mà giữa hai chị lại nẩy sinh thêm mối bất hòa không biết bao giờ mới hàn gắn được.

-Anh A được đồng đội góp ý về việc tổ chức đêm lửa trại quá nhiều bê bối, vì anh là trại trưởng. Thay vì nhận lỗi và hứa sửa chữa, anh A lại đổ lỗi cho anh B, chị C, em D…Anh  cho rằng vì những người đó mà đêm lửa trại thất bại chớ đâu phải tại một mình anh. Thế là lần lượt anh B, chị C, em D đứng lên nói ngược lại những điều mà anh A gán cho họ. Cuộc rút kinh nghiệm xem như không kết quả gì.

Bạn thân mến,

Những gì tôi nói trong phần đầu lá thư này cốt là để các huynh trưởng trẻ nhìn lại chính mình, cố gắng dẹp bớt “cái tôi” và “cái của tôi” đi để hình thành mẫu người huynh trưởng hoàn thiện nhằm làm tròn thiên chức hướng dẫn đoàn sinh . Chứ thật ra không phải huynh trưởng GĐPT nào cũng hay cãi đâu. Tuyệt đại đa số huynh trưởng, nhất là những anh chị cao niên đã nhiều năm lăn lộn với nghề, đều là những hình ảnh mẫu mực của người huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Chúng ta thật tự hào vì điều đó. Chính các anh chị ấy là những rường cột chắc chắn của ngôi nhà Lam. Huynh trưởng trẻ hãy học hỏi nhiều ở các anh chị ấy.

Thân ái chúc bạn tinh tấn trên đường học Phật tu thân.


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.

Phẩm Song Yếu

Tháng 12 năm 2024
26
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 5
Ngày Giáp Tý
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
26
Tháng 11
Kiên Giang

"Cái Tôi" và "Cái của Tôi"

G

THƯ GỞI HUYNH TRƯỞNG TRẺ

Ý hòa đồng duyệt

Kiến hòa đồng giải

“CÁI TÔI” và  “CÁI CỦA TÔI”

Bạn thân mến,

Mục đích của Đạo Phật là tu tập làm sao cho đến chỗ “Vô Ngã”, tức là không còn xem  quan trọng “Cái Tôi” nữa. Bởi vậy mà người đời thường nói : “Đạo Phật là đạo vô ngã”.

Ngày xưa, khi Đức Bổn Sư Thích Ca của chúng ta vừa mới thành lập Tăng đoàn, trên đường đi về thành Benares, Ngài độ cho một thanh niên tên Yasa là con của một gia đình triệu phú theo đạo Bà la môn. Cha của Yasa nghe tin con bỏ nhà cửa, sự nghiệp… đi xuất gia theo Phật liền nổi cơn thịnh nộ. Ông tìm gặp Phật để trút ra những lời lẽ năng nề xúc phạm Ngài. Ông đã chửi mắng suốt thời gian chừng tàn một cây nhang. Trong khi ông triệu phú sân hận xúc phạm Đức Phật, bậc Đạo sư vẫn an nhiên tự tại, không hề tỏ ra khó chịu chút nào.

Cái Tôi' và 'Cái của Tôi
rong khi ông triệu phú sân hận xúc phạm Đức Phật, bậc Đạo sư vẫn an nhiên tự tại, không hề tỏ ra khó chịu chút nào. (ảnh minh họa)

Ông triệu phú chửi một lúc lâu, trong người đã thấm mệt mà vẫn không thấy Đức Phật phản ứng gì, liền ngưng chửi và hỏi :

Vì sao tôi xúc phạm mà ông không phản ứng lại ?

Bậc Đạo sư điềm đạm trả lời :

Nếu ông đem tặng ai một quà gì mà người đó không nhận, thì món quà đó thuộc về ai ?

-Nếu tôi đem tặng quà cho ai mà người đó không nhận thì món quà đó vẫn là của tôi

-Cũng vậy, những lời lẽ nặng nề mà ông nói với tôi nảy giờ, nó vẫn là của ông vì tôi đâu có nhận “món quà” do ông tặng. Đã không nhận những lời chửi mắng ấy thì tôi phản ứng làm gì ?

Trước thái độ an nhiên, tự tại của Đức Phật, ông triệu phú chợt khởi lên lòng tôn kính, liền quỳ xuống hôn chân Ngài và xin quy y Tam Bảo. Ông triệu phú là Phật tử tại gia đầu tiên quy y đủ ba ngôi báu.

Trong suốt cuộc đời hoằng pháp độ sanh của Đức Phật, Ngài đã gặp không ít trường hợp những kẻ ngoại đạo phỉ báng, xâm hại danh dự, nhân phẩm bằng những lời lẽ ác độc và bằng những chiêu trò hạ tiện để thỏa mãn lòng ghen tức của họ. Nhưng Đức Bổn Sư chúng ta đều đáp lại bằng thái độ bình tỉnh, ôn hòa. Chính thái độ khoan dung hòa bình của Phật đã cảm hóa tất cả người ngoại đạo, khiến họ giảm dần sự chống đối và cuối cùng chấm dứt hẳn hành động chống phá Phật giáo.

Với nếp sống hòa bình, tâm không xao động bởi lời lẽ nhục mạ và hành vi xâm hại của bọn ngoại đạo, Đức Phật đã dạy cho chúng ta bài học về “Vô Ngã” rất cụ thể và sinh động.

Bạn thân mến,

Để được vô ngã như Đức Phật thật là khó, bởi vì con người sinh ra vốn đã có bản năng xem cái thân này là TÔI, xem những gì liên quan đến tôi đều là cái CỦA TÔI. Do đó, có ai đụng chạm đến quyền lợi ta, đi ngược lại ý kiến ta v.v… thì liền chống lại quyết liệt mà chẳng chịu bình tỉnh xét xem người ta nói gì, làm gì mà đã vội cho rằng họ đã xâm hại đến cái TÔI và cái CỦA TÔI.

Cái Tôi và cái của tôi
con người sinh ra vốn đã có bản năng xem cái thân này là TÔI,

xem những gì liên quan đến tôi đều là cái CỦA TÔI (ảnh minh họa)

“Cái Tôi” và “Cái Của Tôi” là nguồn gốc của tham lam , sân hận và si mê. Thí dụ :

1-Khi trong tập thể có sự phân chia gì đó, thì mọi người đều muốn giành phần tốt, phần lợi cho mình và để phần xấu, phần kém lại cho người khác. Trong trường hợp này, người ta vì “cái tôi” và “cái của tôi” mà tranh nhau giành phần tốt, phần lợi cho mình. Đó chính tham lam do xem trọng “cái tôi” và “cái của tôi” vậy.

2-Khi có ai phê bình mình, người đó liền nghĩ rằng: “Người này đã nói xấu tôi, đã xúc phạm uy tín và danh dự của tôi” Sau khi suy nghĩ như vậy, người đó liền khởi lên tâm sân hận và bắt đầu có những lời lẽ gay gắt để bào chữa, nhưng thật ra là để xúc phạm lại người đã phê bình mình. Đó chính là sân hận do xem trọng “cái tôi” và “cái của tôi”.

3-Do quá xem trọng “cái tôi” và “cái của tôi” , cho nên khi bị người khác phê bình, mình không chịu xem xét người ta nói cái gì. Người ta phê bình để tốt cho mình mà mình không nhận ra, cứ ngụy biện cãi chày cãi cối. Đó là vì xem trọng “cái tôi” và “cái của tôi” mà trở nên si mê, không thông đạo lý vậy.

(Còn tiếp…)


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

 Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

Phẩm Song Yếu

Tháng 12 năm 2024
26
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 5
Ngày Giáp Tý
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
26
Tháng 11
Kiên Giang