Ý Nghĩa Từ Vía

G

HỎI:

Kính thưa Ban biên tập Website gdptkiengiang,vn, em là một học sinh cấp III, mặc dù em chưa gia nhập tổ chức Gia Đình Phật Tử nhưng em cũng thường đọc sách Phật học . Thấy trên trang web gdptkienging.vn có mục giải dáp thắc mắc, em xin nhờ Ban biên tập giải đáp cho em về từ "VÍA" trong cụm từ : Vía Phật A Di Đà, Vía Bồ tát Quán Thế Âm v.v…

thuy…@yahoo.com.vn

TRẢ LỜI :

Bạn thuy…@yahoo.com.vn thân mến,

Chữ "vía" là chuyển âm tiếng Nôm từ một chữ Hán là "húy". Trong tiếng Hán, thì chữ "húy" còn đồng nghĩa với chữ "kỵ" nghĩa là kiêng cử không làm các việc bất thiện trong ngày giỗ chạp, cúng bái, tưởng niệm thân nhân đã khuất hay các vị thánh thần trong nhân gian, hoặc chư Phật và Bồ tát trong Phật Giáo.

15 1

Cụm từ "Vía Phật A Di Đà" có nghĩa là ngày thành kính tưởng niệm Phật A Di Đà. Tiện đây, xin nói rõ hơn về danh từ Húy nhật, Kỵ nhật.

Húy nhật còn gọi là kỵ nhật, nghĩa là kỷ niệm ngày qua đời của người thân, hoặc ngày nhập Niết bàn của Phật, Bồ tát… Gọi là Húy hay Kỵ tức là kiêng tránh, vì trong ngày thành kính làm lễ truy niệm tiền nhân, hay tưởng niệm Phật, Bồ tát, người Phật tử tránh không được đi chơi rong hay đàn ca xướng hát và làm những chuyện "tào lao" khác, mà phải thành kính trì tụng kinh điển, bố thí làm phước, phóng sanh v.v… để tưởng niệm công đức chư Phật hay Bồ tát.

Đối với đời thường, ngày kỵ một tháng sau ngày chết gọi là Nguyệt kỵ, ngày thứ 49 gọi là Đại luyện kỵ, ngày kỵ sau ngày mất 1 năm gọi là Tiểu tường kỵ

Thân mến chào bạn


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.

Phẩm Song Yếu

Tháng 12 năm 2024
11
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 4
Ngày Kỷ Dậu
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
11
Tháng 11
Kiên Giang