Sứ Mệnh Văn Nghệ – Sứ Mệnh Gia Đình Phật Tử

G

SỨ MỆNH GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

CHƯƠNG THỨ TƯ
SỨ MỆNH CỨU QUỐC, KIẾN QUỐC VÀ
HỘ PHÁP CỦA GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Sứ Mệnh Kiến Quốc Của Gia Đình Phật Tử

Vai Trò Của Gia Đình Phật Tử Trong Trào Lưu Văn Nghệ Hiện Tại

Trước cuộc cách mệnh tháng 8 năm 1945, hai tiếng văn nghệ chỉ có nghĩa là "nghề làm văn". Bây giờ văn nghệ gồm ý nghĩa "văn học và nghệ thuật". Lãnh vực hoạt động thật rộng rãi: Ngành văn học bao gồm hết mọi ngành văn thi, đủ mọi thể cách, hình thức: phê bình, khảo cứu sáng tác. Về nghệ thuật lại còn bao la hơn: Kịch nghệ, Âm nhạc, Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Điện ảnh v.v… biểu hiện đủ mọi trường phái: Cổ điển, Lãng mạn, Tả chân, Siêu thực, Tự nhiên, Tượng trưng, Lập thể, Đa Đa v.v… Các xu hướng đó phát hiện từ phương Tây ngót ba thế kỷ tuần tự: trường phái này quá độ thì lại manh nha ra trường phái khác. Trường phái nào vững sẽ có quá trình lâu dài. Nhưng một khi không đủ dung tích để chứa đựng rung cảm của nghệ sĩ và nhu yếu của cuộc đời thì lại phải sa vào quá độ và từ đó lại manh nha ra trường phái mới. Một trường phái có hai công tác: Sáng tác ra tác phẩm thể hiện đường lối; Phê bình, giới thiệu cái hay của trường phái mình và hội thảo với các môn phái đối lập. Cả một rừng trường phái ấy xếp hàng ngang ùa vào nước ta sau những loạt súng đồng của thực dân xé tan màn "bế môn tỏa cảng" vào cuối thế kỷ trước. Nền tảng văn nghệ cổ truyền bị đào thải dần nhường chỗ cho cảnh hổn loạn. Các giá trị truyền thống, không được bảo tồn hợp lý dần dần tiêu diệt. Các giá trị mới ít được học tập nghiêm chỉnh nên nền văn nghệ của ta trở thành một hiện tượng "quái dị". Số văn nghệ sĩ ý thức quá ít, số "hành nghề văn nghệ" lai căng, vụ lợi quá đông. Nói riêng về tinh thần của văn nghệ sĩ thì, trước 1946, phần nhiều đều lấy con đường trụy lạc làm nguyên liệu sáng tác nên tác phẩm sặc mùi thuốc phiện, say sưa vô lý tưởng, phóng túng, sa đọa, lãng mạn cuối mùa. Từ 1946 cuộc kháng chiến đột khởi một sắc thái mới. Văn nghệ sĩ đi vào lòng cuộc chiến đấu can trường gian khổ của dân tộc làm phát hiện hào quang bằng những tác phẩm chứa chan sức sống kiêu hùng và tình thương rạt rào của dân tộc vùng lên đòi tự do, độc lập.

Năm 1954, đất nước phân chia, mười năm Văn nghệ sĩ miền Nam là một chuỗi diễm tình. Nhà Ngô muốn biến văn nghệ thành tuyên truyền nhưng vì chánh sách ốm yếu lại thêm đa số văn nghệ sĩ thỏa hiệp đều không thành thực hay quá chất phác nên đã bộc lộ ra những loại tác phẩm so với kháng chiến đã kém xa mà sánh với tiền chiến thì cũng khó lòng theo kịp. Những người có ý thức đã gác bút lại để thở dài tiêu cực. Mười năm văn nghệ diễm tình đã biến hóa đa số thanh niên độc giả thành hạng lai căng hoặc chung thân bất mãn.

Dung Tích Của Văn Nghệ Bây Giờ

Bởi bị bóp nghẹt, văn nghệ miền Nam không thể hiện được sức sống dân tộc. Kể về lượng thì các tác phẩm xuất hiện cũng khá dồi dào nhưng về nội dung thì quả thật đã xa lìa quần chúng.

Về văn chương, ngoài một số tác phẩm có giá trị hình thức bày tỏ thái độ lẩn trốn thực tại của tác giả, ngoại giả đều ca tụng những cuộc tình duyên nhuốm mùi trụy lạc, vị kỷ. Những tâm tưởng sâu xa của một dân tộc đau khổ hầu như bị bỏ quên.

Nhà văn đã không làm tròn sứ mệnh hướng dẫn một ý thức đấu tranh diệt khổ. Nói thế không có nghĩa là bỏ quên một vài tác giả có thiện chí muốn xây dựng, nhưng thực tế họ đã bị bôi nhọ, áp bức và đám quần chúng suy nhược tinh thần cũng không ưa gì loại tác phẩm trong sạch khi mà cuộc đời họ đã bị bao trùm bởi không khí sa đọa. Gi»a nhà văn và quÀn không có sự liên hệ thân thiết như xÜa nữa.

Về ca nhạc, bị tràn ngập bởi các loại ca nhạc khích động Âu Mỹ, âm nhạc của ta lần lần trở thành những loạt hò hét líu lo. Ngoại trừ một "Con đường cái quan" một "Mẹ Việt Nam" của Phạm Duy, còn vương vấn Việt nhạc, các nhạc khúc khác phần nhiều đều tạm bợ chỉ đủ cung ứng cho lạc thú ca xướng ở các trà lâu, tửu điếm. Nhạc tình cảm đã trở thành ủy mị, ốm đau; nhạc quân hành trở thành báo hiệu của các cuộc đảo chính! Mặc dù trường "Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ" đã sử dụng hằng năm những ngân sách lớn nhưng suốt mười năm ta chưa hề thấy một vở kịch được dựng, một tài năng âm nhạc xuất chúng được giới thiệu với đời. Nếu trong văn chương ta phải rùng mình vì cái diêm dúa thì trong ca nhạc, màu sắc hưởng thụ hạ cấp còn ám ảnh nặng nề hơn.

Về hội họa, dù nghệ thuật còn quanh quẩn, ta cũng phải nhận đây là một bộ môn gây được nhiều uy tín nhất của nước nhà trước con mắt quốc tế. Và cũng vì cái xu hướng quốc tế đó mà hội họa Việt nam đã bỏ mất bản sắc dân tộc. Tìm đâu cho ra những bức sơn mài trứ danh như của Nguyễn Gia Trí, tranh lụa của Tô Ngọc Vân, tranh dầu của Nguyễn Đỗ Cung… Đa số họa sĩ tài danh bây giờ đều trẻ. Họ hăng hái tìm kiếm cái mới. Một vài khám phá của Thái Tuấn, Cù Nguyễn, Duy Thanh v.v… thật đáng ca ngợi. Nhưng nói chung ta vẫn chưa có một nền hội họa biểu hiện cho cái thần trí hùng luyện và hồn tính sâu sắc của dân tộc.

Riêng về các ngành nghệ thuật khác có liên hệ tới cơ giới, kỷ thuật như điện ảnh sân khấu thì tình trạng bán khai về khoa học không cho phép ai kể cả những người có tài năng và thiện chí có thể làm gì hơn được cảnh bế tắc bây giờ.

Vậy thì, văn nghệ của ta quả đang thiếu sức sống. Thiếu sống vì đời sống cộng của văn nghệ sĩ với quần chúng đã phân ly, một sự phân ly sẽ bị hậu bối kết tội.

 

Thực Trạng Của Nền Văn Nghệ Phật Giáo Hiện Tại

Không khí chung đã vậy. Thế còn văn nghệ Phật giáo thì sao? Là một tôn giáo, Phật giáo đã có lễ nhạc truyền thống rất uyên áo và giải thoát. Đáng tiếc là truyền thống đã dần dần phai nhạt. Nguyên do là đa số các tác phẩm văn nghệ Phật giáo đều diễn đạt bằng hán văn, bằng pháp khí cổ điển nên đã trở thành xa vời đối với "trào lưu mới". Số người thâm hiểu tinh túy quá ít ỏi, ngay cả trong giới xuất gia. Nói đúng ra thì Phật giáo cổ truyền quả không chú tâm tới văn nghệ. Ngoài một số quy điều cố định, Phật giáo nghiêng hẳn về tư duy, diệt dục, không chú trọng tới rung cảm. Các bài kệ thanh thoát của chư Tăng đời Lý Trần đã chứng thực điều đó. Ta chỉ có thể ghi nhận ảnh hưởng tinh thần siêu thoát và diệt khổ của Phật giáo qua các tác phẩm thế gian, qua nếp sống thanh nhàn, nhẫn nhục của dân tộc. Vốn tôn trọng trực giác và thiền học, Phật giáo đúc kết rung cảm đến mức tuyệt đối, "Lục tự Di đà vô biệt niệm, tốc lao đàn khởi đáo Tây phương". Quá chú trọng vào cứu cánh, Phật giáo coi nhẹ mọi phương tiện. Cho nên văn nghệ phương tiện thể hiện chân lý tuyệt đối cũng phải nhập diệu. Bây giờ, có còn bao nhiêu người hiểu được các lời: xướng, tán, tụng, thỉnh của chư Tăng, những tiếng trống, bạc, nhạc khí tinh diệu của nhạc công trong một đàn "Tiểu Mông Sơn"? Viết đến đây, biên giả cảm thấy một niềm ngậm ngùi khao khát một hệ thống văn nghệ quí báu đang loãng dần, tan dần vào hư vô, tịch diệt!

Những năm sau này, một số Phật tử đã để ý tới việc gầy dựng một nền văn nghệ mới cho Phật giáo. Về văn chương đã có những hiện thể xứng đáng: Nhất Hạnh, Võ Đình Cường. Về nhạc: Nguyễn Hữu Ba lo bảo tồn cổ tích một cách vất vả. Về hội họa và các nghành khác chưa có gì đáng kể. Những nhạc phẩm trường ca của Văn Giảng, Trần Tâm Hòa, Trần Tâm Trí v.v… đều mới chỉ là những báo hiệu. Dù sao chăng nữa do yêu cầu của lẽ tồn vong, văn nghệ Phật giáo sẽ phải tiếp tục đi vào đời bằng con đường hiện đại hóa, thanh niên hóa.

Trong Gia Đình Phật Tử, ngoài những sáng tác phù hợp với hoạt động thanh niên, với tinh thần đấu tranh hộ pháp, văn nghệ chưa đủ sinh lực để hấp dẫn và thay thế cho văn nghệ thế gian. Mong rằng các dự án văn nghệ mới của ban Hướng dẫn Trung ương, các anh chị em văn nghệ sĩ Phật tử sẽ cố gắng thực hiện cho được một nền văn nghệ mới cho Đạo và Đoàn thể. Văn nghệ cũng như giáo dục cần phải giữ vững tinh thần Trung đạo để xây dựng lại một cơ sở mới trên truyền thống tín ngưỡng.

Sứ Mệnh Văn Nghệ Của Gia Đình Phật Tử

Để khởi tiến một nền cho tuổi trẻ cho Phật giáo, cho dân tộc Gia Đình Phật Tử phải nhắm thực hiện cho được bốn trọng điểm sau đây:

Loại trừ văn nghệ trử tình, sa đọa. Vì mục đích giáo dục và giải thoát, văn nghệ Gia Đình Phật Tử phải thẳng tay bài trừ văn chương dâm uế, ủy mị, hoài nghi, phải ly khai với loại ca nhạc vong quốc, kích động, ngoại lai, phải tiết giảm các loại sáng tác vụ hình thức, trốn thực tại có thể làm mất bản sắc dân tộc và giải thoát. Hãy chỉ cho trẻ thấy cái nguy hại của một nền văn nghệ kích thích tâm lý đầu hàng nghịch cảnh, khêu gợi căm thù dục vọng mà chủ trương một đường hướng trong sáng, đạo hạnh, tiến bộ. Hãy đem màu lam đạo vị thay thế cho màu tím chết chóc.

Làm khởi sắc Dân tộc tính: Văn nghệ Gia Đình Phật Tử phải cố gắng khôi phục lại truyền thống. Công việc ấy đáng lẽ Giáo hội phải làm trước. Gia Đình Phật Tử dù không đủ phương tiện để thực hiện, cũng nên quan niệm cho chỉnh đốn về một nền văn nghệ Phật giáo Việt nam. Hãy làm sống lại Lễ nhạc Phật giáo và tinh thần bất khuất của dân tộc qua mọi ngành. Đem màu sắc đạo vị trở về ngay trong tâm hồn và sinh hoạt.

* Nghiêng hẳn về hiện thực: Hãy thể hiện sự thật, những sự thật trong cuộc sống đớn đau của cá nhân, của dân tộc. Văn nghệ Gia Đình Phật Tử không thể tách rời niềm đau khổ của nhân sinh. Cao hơn, phải cực tả sự thật của chân lý, những sự thật cao siêu chỉ được cảm thông với tinh thần nhập diệu. Muốn đạt được sự thật tương đối của Đời thì phải sống thật. Muốn đạt được sự thật của Đạo thì phải tu chứng. Thực chứng nhân sinh và giải thoát sẽ đưa lại bản sắc thuần thành của văn nghệ Việt nam.

*Nhằm tới cứu cánh siêu thoát: Văn nghệ Gia Đình Phật Tử phải phát xuất từ thực tại nhân sinh nhưng không ngừng lại ở cửa đời. Văn nghệ tôn giáo phải vượt ra khỏi không khí giả tạo, mộng huyễn của cuộc đời mà hướng thiện và hướng thượng. Hợp với tinh thần Từ Bi, văn nghệ Phật giáo đem niềm vui tới để cứu khổ cho đời. Và cứu cánh của công cuộc cứu thế là con đường giải thoát. Nếu Phật pháp mở đường tới chân như thì văn nghệ phải là khởi đầu cho niềm cảm thông cao diệu đó.

Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.

Phẩm Song Yếu

Tháng 12 năm 2024
22
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Chủ nhật
Ngày Canh Thân
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
22
Tháng 11
Kiên Giang