TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
Tác giả : THÍCH QUẢNG TRÍ
(Kỳ 31)
CHƯƠNG IV
CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC
TRONG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một tổ chức giáo dục tu học có mục đích “Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên tin Phật thành Phật tử chân chánh, góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội”. Đã là tổ chức giáo dục, tất nhiên việc tu học là nội dung cốt lõi, chính yếu nhất của GĐPT. Sự huấn luyện và tu học đó dựa trên tinh thần Văn-Tu-Tư, lấy Bi-Trí-Dũng làm mục đích đào tạo.
Nội dung tu học được phân định qua ba phần căn bản, đó là: Phật pháp, văn nghệ và hoạt động thanh niên. Để thực hiện mục đích đầy đủ, chương trình huấn luyện và học tập cần đáp ứng được về ba phương diện Đức, Trí và Thể. Về Đức: dùng văn nghệ để huấn luyện tình cảm; về Trí: dạy giáo lý đạo Phật; về Thể: áp dụng nhưng môn hoạt động thanh niên.
Do vậy, muốn đạt được những mục đích trên, người Phật tử phải đặt mình trong sự được huấn luyện, cùng đem khả năng thu thập sở học của cá nhân huấn luyện lại cho đàn em. Đó là một chuỗi dài quá trình tu học từ thấp đến cao qua các kỳ trại huấn luyện và chương trình tu học trường kỳ. Áp dụng vào tâm sinh lý của mỗi độ tuổi mà chương trình tu học được phân định chia ngành như sau:
Mỗi ngành đều có hai chương trình tu học, đó là:
Chương trình tu học trường kỳ và chương trình huấn luyện.
Chương trình tu học về lý thuyết cũng như thực hành của mỗi ngành, bậc, mỗi đẳng cấp trại, Đoàn sinh cũng như Huynh trưởng đều theo các nguyên tắc chung như:
Dựa trên bốn nguyên tắc này mà triển khai các trại huấn luyện, từ bậc thấp đoàn sinh lên bậc cao huynh trưởng. Nội dung được quy tụ ở các chủ điểm như:
Gồm 4 bậc: Mở mắt, Cánh mềm, Chân cứng, Tung bay
Ngành Đồng bao gồm những em ở tuổi bắt chước, tưởng tượng, cần cho các em làm quen với lối sống tập thể để các em tiếp xúc đội, chúng. Qua đó, lấy châm ngôn “Hòa thuận-Tin yêu-Vui vẻ” gieo vào các em đức tính Từ bi.
Các em ngành này tuy còn nhỏ, nhưng đều là con Phật, các em cần phải biết phương pháp của Phật để tu tập trở nên người Phật tử ngoan hiền. Nội dung bao gồm các bài giáo lý ngắn, hợp với tâm lý trẻ nhỏ.
Trại Tuyết Sơn: ngoài việc giáo dục đoàn sinh, GĐPT còn tổ chức đào tạo đầu, thứ đàn cho Oanh Vũ, cán bộ hạ tầng nhỏ nhất của GĐPT Việt Nam.
Gồm 4 bậc: Hướng thiện, Sơ thiện, Trung thiện, Chánh thiện
Ngành Thiếu được chia thành bốn bậc, bao gồm các em ở tuổi vị thành niên và thành niên. Phần nhiều ở tuổi này, tâm lý thường hay giao động, phức tạp, bộc phát theo bản năng, năng động nhưng không làm chủ được mình. Đây là thời kỳ quan trọng, cần có sự theo dõi quan tâm của huynh trưởng để các em khỏi sa ngã vào thói hư tật xấu, cũng là thời kỳ thuận lợi để rèn luyện ba phương diện ý chí, tình cảm và hoạt động, phát triển sáng tạo về mọi mặt.
Trại Anoma-Ni Liên đào tạo đội, chúng trưởng, phó cho ngành Thiếu
Chương trình tu học ngành Thanh được chia thành 4 bậc: Hòa, Minh, Kiến, Trực. Mỗi bậc học 3 năm[*]
Người huynh trưởng, ngoài việc thông suốt chủ trương đường lối, mục đích và phương pháp giáo dục GĐPT ra, cần phải nắm vựng đường hướng, chủ trương của Giáo hội, Nhà nước và thực tế cuộc sống trong giai đoạn hiện tại, khi đó mới có thể triển khai thực hiện tu học khỏi lỗi thời mà đạt kết quả tốt.
Sinh hoạt và tu học của GĐPT bao gồm nhiều nội dung và hình thức, vừa đa dạng vừa phong phú, không chỉ về phương diện đạo pháp, tâm linh, mà còn liên quan đến đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Chương trình không chỉ đóng khung trong một khuôn khổ nhất định mà cần phải áp dụng phương tiện linh động, phù hợp với thực tế cuộc sống và hoàn cảnh địa phương.
Mục đích chương trình tu học nhằm vào các điểm chính như:
Hệ thống chương trình tu học gồm có 4 bậc từ thấp lên cao:
Như vậy, một huynh trưởng hoàn tất chương trình tu học trường kỳ phải mất 10 năm, đồng thời kết hợp với các chương trình huấn luyện, sau khi trúng cách một bậc học làm điều kiện căn bản để dự trại huấn luyện tương ứng theo quy định:
Chương trình huấn luyện là để củng cố và nâng cao kiến thức đã tiếp thu ở chương trình tu học trường kỳ. Trại huấn luyện là dịp thực hành lý thuyết, thử thách tinh thần, nghị lực, trắc nghiệm kiến thức, khả năng, trình độ và năng khiếu của từng huynh trưởng.
Mục đích chương trình huấn luyện:
– Đào luyện huynh trưởng có kiến thức căn bản để thống nhất tổ chức, thống nhất điều hành GĐPT
– Rèn luyện ý chí, nghị lực, bồi dưỡng tinh thần để huynh trưởng để huynh trưởng có đủ sức mạnh tinh thần sống đúng vai trò, trọn vẹn trách nhiệm và danh dự của mình.
Hệ thống chương trình huấn luyện:
Hệ thống huấn luyện gồm 4 trại huấn luyện từ căn bản đến nâng cao, mỗi trại có mục đích riêng, có nội dung chương trình huấn luyện khác nhau, theo thời gian và điều kiện cụ thể, gồm có trại Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang và Vạn Hạnh
Mỗi trại đều có chức năng và đặc tính như sau:
b1. Trại Lộc Uyển: trại huấn luyện huynh trưởng sơ cấp Lộc Uyển đào tạo đoàn phó, hiểu cách tổ chức và điều khiển một đoàn.
Khẩu hiệu: Tiến!
Kỷ luật: Đúng giờ, lanh lẹ, tư cách đứng đắn
b2. Trại A Dục: trại huấn luyện huynh trưởng cấp I A Dục đào tạo đoàn trưởng, hiểu thấu đáo về ngành
Khẩu hiệu: Tín!
Kỷ luật: Lục hòa, nghiêm khắc
b3. Trại Huyền Trang: trại huấn luyện huynh trưởng cấp II Huyền Trang đào tạo liên đoàn trưởng, thấu đáo về tổ chức Giáo hội PGVN và GĐPT Việt Nam
Khẩu hiệu: Vững!
Kỷ luật: tự giác
b4. Trại Vạn Hạnh: trại huấn luyện huynh trưởng cấp III Vạn Hạnh đào tạo ban viên Ban Hướng dẫn GĐPT cấp tỉnh, hiểu biết tổ chức Phật giáo thế giới
Khẩu hiệu: Dũng!
Kỷ luật: Tự giác
Theo Nội quy GĐPT do Trung ương GHPGVN ban hành ngày 29/01/2002, ở chương VI điều 26 quy định xét xếp cấp như sau:
“Căn cứ vào trình độ tu học, phẩm chất đạo đức, năng lực sinh hoạt, tinh thần phục vụ và hội đủ thâm niên, huynh trưởng GĐPT được xếp vào các cấp Tập, Tín, Tấn, Dũng quy định như sau:
Đủ 23 tuổi, đã qua bậc Trì, trúng cách trại A Dục, đang sinh hoạt, có thâm niên huynh trưởng ít nhất là 3 năm.
Đủ 28 tuổi, thâm niên cấp Tập ít nhất 3 năm, đã qua bậc Định, trúng cách trại Huyền Trang, đang sinh hoạt, có thâm niên huynh trưởng ít nhất 9 năm.
Đủ 36 tuổi, có thâm niên cấp Tín ít nhất 5 năm, đã qua bậc Lực, trúng cách trại Vạn Hạnh, đang sinh hoạt, có thâm niên huynh trưởng ít nhất 15 năm.
Đủ 46 tuổi, đang sinh hoạt, có thâm niên huynh trưởng ít nhất 25 năm hoặc cấp Tấn 10 năm trở lên, có một luận án nghiên cứu về Phật giáo (giáo dục, nhân văn, lịch sử v.v…) được hội đồng xét duyệt (do Ban Hướng dẫn Phật tử bổ nhiệm) công nhận.
Nói chung về việc xét xếp cấp huynh trưởng trong GĐPT, không căn cứ vào giá trị thế gian, danh vọng, địa vị, tiền tài để lên thang điểm, mà chỉ nhằm một tiêu chuẩn duy nhất là đạo hạnh và khả năng điều khiển. Càng đeo cấp cao hạnh nguyện càng lớn, là tấm gương đạo hạnh cho đàn em noi theo, không chấp nhận những cám dỗ, sống đời thanh cao. Trái lại, một huynh trưởng mà không tự rèn luyện bản thân, không có đạo hạnh, chỉ có tâm nghĩ về danh vọng, quyền lợi là đi ngược với mục đích của tổ chức GĐPT, thì huynh trưởng đó có thọ cấp “cấp hiệu” cao chăng nữa cũng sẽ không được tín nhiệm, không lãnh đạo được một ai, dù chỉ là một Oanh Vũ.
(Còn tiếp…)
[*] Theo chương trình tu học và huấn luyện được tu chỉnh do Hội nghị Huynh trưởng GĐPT toàn quốc họp tại TP.HCM từ ngày 11 đến 14/8/2006.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Phẩm Song Yếu 1