Giao Thừa, Tế Sao

Như Huyễn Thiền Sư Thích Từ Thông

GIAO THỪA?

Giao lấy gì giao để kế thừa?

Thừa không kẻ nhận biết hay chưa?

Muôn đời hủ tục truyền nhau mãi!

Thương lắm! thằng đui dắt lũ đui!

Chuan bi hoa vang cac bai vi nguoi da hy sinh

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Dưới nhãn quang của người trí, họ nhìn bên mặt “chơn đế”, Giao thừa chẳng là gì cần đề cập. Tết cũng vậy, do đặt ra tết mà có giao thừa. Rồi người ta đặt ra lễ giao thừa trong dịp tết. Rồi từ giờ “tý” chẳng có gì “tý” ấy, kể đó “đầu năm”. Rồi từ đầu năm chẳng có năm gì ráo, gọi đây là “năm mới”. Nói “mới” mà không ai thấy biết được “mới là mới ở chỗ nào”!??

Giao ai giao? Giao cái gì? Lấy gì để đưa ra? Thừa, là thừa kế, tiếp nhận. Ai tiếp nhận? Ai kế thừa? Ai tiếp nhận kế thừa trong cái giờ phút gọi là “tý” mà không có “tý” ấy?

Không gian không thật có, thời gian không thật có. Người trí biết rõ điều đó. Do nghĩa đó, NĂM còn không có, “năm mới”, “năm cũ” kiếm đâu ra? Rất rõ ràng rằng:

“Giao lấy gì giao…”

“Thừa không kẻ nhận…”

Qua nhận thức tục đế, người ta ai cũng có quyền nói đến giao thừa, tổ chức đón giao thừa bằng nghi lễ long trọng nhất của một năm, vì năm cũ đã đi rồi, năm mới vừa đến, ai lơ là với năm mới “hãy coi chừng”! “Trước không thảo, sau bà lão không thèm” đấy nhé! Thế cho nên, một số quốc gia vùng Đông nam á, hằng năm long trọng giờ “tý” chờ đón giao thừa. 

Hàng Cao Tăng thạc đức trong đạo Phật, những bậc tôn đức ấy, tự thân họ, niệm lự tâm họ, không sử dụng đến cái từ “năm”, cho nên càng không nói đến tiếng “giao thừa” mà không có gì sai chân lý, vì họ là Trí giả tối thượng thừa mà!

070220145648

Ngược lại, sống với qui ước tục đế, tết và đón giao thừa có thể là một mỹ tục, một phong tục, một tập tục của từng chủng tộc chúng sinh trên thế giới, có sao đâu!??

Cái lo của những thức giả ưu thời mẫn thế, là làm sao cho tết và giao thừa không rơi vào “hủ tục”:

– Lễ bái, cúng kính linh đình… quá tốn kém… tạo cớ cho mê tín dị đoan, huyễn hoặc hoang đường, đồng bóng, bói toán, vàng mã… phát triển

– Hái lộc đầu năm; Chùa, đền, miếu, điện, sau đêm đón rước giao thừa, người trí rảo mắt nhìn quanh, can tràng quặn thắt, chua chát ngẩn ngơ…! Mấy mươi triệu bạc trang trí cây cảnh chiều qua, giờ đây chỉ còn chìa trơ, nhánh gãy không còn một trái nhỏ, một lá hoa con!

– Thù tạc, vãng lai quá sức chịu đựng

– Nhậu nhẹt say sưa quá độ, hại bản thân, khuấy rối xóm làng

– Bài bạc sát phạt lẫn nhau, tiêu tan sự nghiệp.

Nói là nói vậy thôi, sự thật nói gì cũng không trúng hết, là trúng.

 

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.