Sinh hoạt GĐPT, Mô Hình Tu Tập Đặc Thù Của Người Cư Sĩ Thể Hiện Tinh Thần “Tứ Chúng Đồng Tu” (kỳ 4)

G

Trong bài trước ( kỳ 3), chúng tôi đã trình bày về phương pháp giáo dục đầu tiên trong Gia Đình Phật Tử (GĐPT), đó là phương pháp huân tập.

Tuy nhiên, nếu chỉ có phương pháp huân tập thôi là chưa đủ, vì vậy GĐPT đề ra một phương pháp giáo dục thứ hai, đó là phương pháp Lý giải.

2)Phương pháp lý giải :

Lý giải là làm sáng tỏ một vấn đề nào đó bằng các lý luận mang tính thực tế, khoa học, logic và phù hợp với trình độ tiếp thu của người học.. Thí dụ : hướng dẫn về quy luật Nhân Quả thì phải đưa ra các chứng minh cụ thể trong đời sống để đoàn viên hiểu và chấp nhận Nhân quả như một quy luật khách quan, thực có và chi phối toàn bộ đời sống con người.

Phương pháp lý giải được áp dụng cho đoàn viên ngành Thiếu và ngành Thanh ( từ 13 tuổi trở lên). Giáo lý đạo Phật không giống như giáo điều của các tôn giáo khác ở chỗ :

-Giáo điều các tôn giáo khác bắt tín đồ phải tin vào kinh thánh mà không cần phải lý giải.

-Giáo lý Phật giáo không bắt người Phật tử phải tin một cách mù quáng vào những lời dạy của Đức Phật. Ngược lại, Đức Thích Ca còn khuyên các đệ tử của mình :Này các ông, các ông đừng tin một điều gì vì phong văn. Đừng tin một điều gì vì nó là tập quán lưu truyền. Đừng tin một điều gì vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin một điều gì vì đó là bút tích của thánh nhân. Đừng tin một điều gì vì đó là thói quen đã có từ lâu. Đừng tin một điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta. Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy.

Nhưng này các Ông, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: “Các việc này là bất thiện; các việc này là đáng chê; các việc này bị các người có tuệ giác chỉ trích; các việc này nếu thực hiệnvà chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này các ông, hãy từ bỏ chúng!

Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này các ông, hãy cố gắng thực hành để tự đạt đếnvà an trú trong hạnh phúc! (Kinh Kalama)

Vì vậy, phương pháp lý giải rất cần thiết trong nền giáo dục GĐPT. Muốn áp dụng thành công phương pháp này, đòi hỏi người dạy (huynh trưởng) phải có trình độ nhất định trong bộ môn mình phụ trách bằng cách tham dự chương trình tu học và các trại huấn luyện huynh trưởng. Một phần rất quan trọng khác là : huynh trưởng phải thực hành các đề tài giáo lý trong đời sống hằng ngày để có kinh nghiệm (tu chứng) , từ đó các lý luận mình nêu ra càng thêm sinh động, thuyết phục được người nghe. Sự thực hành giáo lý của người huynh trưởng trong đời sống dần dần hình thành nên “thân giáo” của người thầy, càng khiến cho phương pháp lý giải phát huy thêm hiệu quả trong giáo dục GĐPT.

Phương pháp lý giải giúp cho đoàn viên GĐPT càng tu học càng rời xa các tệ nạn mê tín mà từ lâu người ta cho là của Phật giáo. Thí dụ : coi tướng coi bói, coi ngày tốt ngày xấu, coi hướng xây nhà, đốt vàng mã, mê tín vào các loại thần thánh không có thật v.v…Sau khi được tiếp cận với nền giáo lý chân chính của đạo Phật qua chương trình giáo dục GĐPT, tất cả đoàn viên GĐPT đều hiểu rõ những tệ nạn trên đều không phải của Phật giáo , mà là những tín ngưỡng dân gian Trung Hoa được pha trộn vào sinh hoạt tín ngưỡng trong các ngôi chùa Phật giáo từ lâu đã trở thành “cần câu cơm” của không ít chùa.

Phương pháp lý giải mang lại cho đoàn viên GĐPT tinh thần khoa học, tụ tin vào bản thân và nhận rõ trách nhiệm của mình trong các khổ đau hay hạnh phúc mà mình phải gánh chịu hay thọ hưởng. Nhờ tiếp cận với phương pháp lý giải mà đoàn viên GĐPT được huân tập các đức tính  như : học cách lý luận, biết phân tách mọi vấn đề với thái độ bình tỉnh và khách quan. Nhờ tiếp cận với phương pháp lý giải qua các các đề tài giáo lý, đoàn viên GĐPT càng hiểu rõ đạo Phật hơn, từ đó niềm tin càng mạnh mẽ và chắc chắn hơn, họ không dễ bị mua chuộc bởi ngoại đạo mà từ bỏ Phật giáo, họ cũng không dễ bị lợi lộc hay uy quyền mà chối bỏ thân phận Phật tử của mình.

Nếu phương pháp huân tập dựa trên tình cảm con người mà đưa đoàn viên đến với đạo Phật, thì phương pháp lý giải dựa vào lý trí con người mà khiến  đoàn viên GĐPT trở thành người Phật tử hiểu đạo, mến đạo bằng cả khối óc và con tim. Đấy chính là những viên gạch chắc chắn xây dựng nên ngôi nhà Phật giáo Việt Nam hôm nay và mai sau vậy.

BAN BIÊN TẬP


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
08
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 6
Ngày Bính Tý
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
08
Tháng 10
Kiên Giang