Nước Mắt Mẹ Hiền

Vợ anh là một phụ nữ đảm đang, nhưng trên gương mặt lúc nào cũng thoáng một chút ưu sầu. Những chuyến đi buôn vắng nhà thường xuyên đầy nguy hiểm của chồng khiến nàng buồn lo hơn là vui sướng trước những tặng phẩm mà chồng nàng mang về sau mỗi chuyến đi xa.

Nàng chỉ còn một niềm vui duy nhất, đó là đứa con trai lên sáu tên Nhã Ca hằng ngày quấn quýt bên mẹ, đem lại sự khuây khỏa trong những ngày tháng xa vắng chồng.

Hôm ấy, một ngày mùa Đông u ám và lạnh lẽo, gió biển thổi từng cơn buốt giá, những ngọn sóng bạc đầu cao như một tòa cung điện ầm ầm vỗ vào vách núi. Hôm nay, theo ước hẹn, là ngày cha của Nhã Ca trở về sau chuyến đi buôn trải dài hơn 6 tháng.

Trên bãi biển có mặt đông đủ những bà vợ và những đứa con đang đợi chồng, cha trở về. Mây đen vần vũ trên bầu trời làm cho nước biển trở nên đen ngòm, thật là một khung cảnh dễ sợ cho những tâm hồn phụ nữ và trẻ con.

Rồi cũng đến lúc một cánh buồm xuất hiện nhấp nhô trên mặt biển. Cánh buồm mỗi lúc một tiến gần vào bờ, mẹ con Nhã Ca thêm một lần thất vọng vì đó không phải là con thuyền của chồng, cha họ. Họ nhẫn nại đứng đợi cho đến chiếc thuyền thứ năm tiến vào bãi biển. Lúc này trời đã về chiều, một vài tia sáng mặt trời chỉ còn le lói sau hàng dương xa xa. Hai mẹ con thẫn thờ đứng chôn chân như hóa đá trên bãi biển. Một tốp người từ xa tiến đến, đó là vợ chồng và gia nhân bác thương gia bạn thân của chồng nàng. Họ đến để mang một tin xấu đến cho mẹ con nàng: chiếc thuyền của chồng nàng đã bị sóng đánh chìm sâu dưới lòng biển, người trên thuyền không một ai sống sót! Nàng ngất đi giữa lúc người đưa tin còn chưa kể xong…

Nước mắt mẹ hiền (ảnh minh họa)
chiếc thuyền của chồng nàng đã bị sóng đánh chìm sâu dưới lòng biển

(ảnh minh họa)

* * *

Nhã Ca lớn lên khỏe mạnh hơn người. Mắt chàng long lanh đen nháy, lúc nào cũng hướng nhìn xa xăm ra biển cả, mơ ước một đời sống phiêu lãng. Nhiều lần chàng hỏi mẹ: “Mẹ ơi, khi còn cống, cha con làm nghề gì?” Nàng nói dối con: “Cha con làm nghề đi buôn qua các thành phố”. Nhã Ca liền ôm ấp giấc mộng được đi buôn qua các thành phố trong nước bằng đường bộ.

Mẹ Nhã Ca không bao giờ muốn con mình đi buôn theo nghiệp cha nó, vì nàng chỉ còn chàng là nguồn an ủi duy nhất sau ngày chồng qua đời. Nếu Nhã Ca đi theo nghiệp của cha, nàng sợ sẽ mất chàng vĩnh viễn. Tuy nhiên, lời khuyên của nàng không mạnh bằng giấc mộng phiêu du của con nàng. Vì thế, một ngày nọ, nàng đau khổ nhìn con đánh xe lên đường rời khỏi Ba La Nại trong chuyến đi buôn đầu tiên của chàng.

Sau nhiều chuyến đi buôn, Nhã Ca càng giao tiếp nhiều nơi, nhiều người, sự hiểu biết càng phát triển, óc phiêu lưu càng lớn mạnh và nhất là lòng tham của chàng thương buôn trẻ càng tăng trưởng sau những chuyến đi buôn “một vốn bốn lời”. Điều này đã khiến chàng chỉ nghĩ cách thỏa mãn lòng tham và ý thích phiêu lưu của mình mà không nghĩ gì đến mẹ già đang mỏi mắt trông con từng ngày từng giờ, không nghĩ gì đến bổn phận làm con của mình nữa.

Một lần nọ, chàng ngẫu nhiên tiếp xúc với một người trước đây từng đi chung với cha chàng trong những chuyến hải hành xa xôi, người ấy cho chàng biết cha chàng không phải đi buôn đường bộ trong nước, mà đã đi những chuyến hải hành đến tận những vùng đất xa lạ để buôn bán. Thế là chàng lập tức đến xin mẹ cho chàng đi buôn ra nước ngoài bằng thuyền buôn.

nước mắt mẹ hiền
cha chàng không phải đi buôn đường bộ trong nước, mà đã đi những chuyến hải hành đến tận những vùng đất xa lạ để buôn bán

(ảnh minh họa)

Bà mẹ đau khổ nói thật với con: “Đúng là cha con trước đây đã làm nghề hàng hải, nhưng vì thế mà ông đã bị tai nạn chìm tàu chết mất xác. Điều đó đã khiến mẹ đau đớn lắm rồi. Nay mẹ chỉ còn có mình con, con nỡ nào bỏ mẹ mà đi ra góc bể chân trời, mẹ ở nhà sẽ sầu tư khô héo mà chết mất

Nhã Ca tuy có cảm động trước lời nói của mẹ, nhưng ý thích phiêu lưu và tham vọng của hắn còn mạnh hơn tình mẫu tử, lấn át cả lòng hiếu thảo của một đứa con, vì thế hắn đã không đoái hoài đến nỗi đau khổ của mẹ, không một chút động tâm trước lời khẩn cầu của mẹ. Hắn quyết định mua sắm thương thuyền, kêu gọi góp vốn, tuyển dụng thủy thủ đoàn, chuẩn bị cho chuyến hải hành đầu tiên.

Cảnh tượng đưa tiễn con lên đường cũng giống hệt như cảnh ra đi của người cha ngày trước. Trước giờ phút chia ly, bà đã quỵ xuống ôm chân con mà khóc. Mọi người có mặt đều thương cảm. Nhã Ca cương quyết rút chân ra khỏi vòng tay mẹ, bước qua đầu mẹ hắn, đi thẳng xuống thuyền, không ngoái nhìn lại một lần nào hình ảnh bà mẹ đau khổ đang quỳ mọp giữa bãi biển.

Quá tuyệt vọng, người mẹ đã gào lên đầy uất hận:”Con ơi ! mẹ cầu cho con tai qua nạn khỏi. Mẹ cầu cho con khỏi bị quả báo đã bước qua đầu mẹ, con ơi !”

(Còn tiếp…)

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.