Như Huyễn Thiền Sư Thích Từ Thông – Tứ Diệu Đế: Niết Bàn

Như Huyễn Thiền Sư Thích Từ Thông

NIẾT BÀN

Niết bàn ? “Tịch diệt”, vắng vô minh !

Cảnh giới riêng ai hết não phiền !

Rằng có ! Rằng không ! phường hí luận

Chớ tìm không khí; Hởi ! nhân sinh ?!!

vo nga la niet ban 2

DIỆT cộng ghép thêm chữ TỊCH thành “Tịch Diệt”. Phật nói DIỆT ĐẾ có nghĩa : Phật nói, Phật chỉ dạy về cái chân lý “vắng lặng”, chân lý “dứt hết khổ quả, khổ nhân”, là cảnh giới của người AN LẠC hoàn toàn.

Thế cho nên, DIỆT hay TỊCH DIỆT tức là NIẾT BÀN, tên khác của Niết bàn. Niết bàn là cảnh tịch diệt của con người phủi giũ, gột rửa hết phiền não, vô minh. Rõ ràng chỉ có vậy thôi!

Bước lên tầng cao hơn trong tu tập, một thiền sư, thiền giả thấy biết rõ: gọi là “diệt”, gọi là “gột rửa, phủi giũ” sự thật chẳng có “cái” để cho ta làm việc ấy ! Bởi vì khi MÊ thấy hiện tượng vạn pháp có thật. Đam mê luyến ái chúng, thì phiền não sanh, phiền não sanh thì khổ quả sanh, tức là “vọng” sanh. Sự thật, vọng thì “không chân”, làm gì có “cái” để diệt?

Ai không còn não phiền, là người hết vô minh. Ai hết vô minh, là người không còn não phiền, người đó sống trong Niết bàn ngay từ đó và người đó ở đâu, bất cứ ở đâu, chỗ đó là “cõi Niết bàn”.

Đòi hỏi cảnh Niết bàn bên ngoài, dù gần dù xa đó là trò “hí luận” của những người không phải đạo Phật, họ là người nói đùa, nói bởn, chỉ dụ khị trẻ con!

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.