Mì Tảo Xoắn Spirulina

Spirulina Pasta

Spirulina Pasta

Dạng sợi xoắn khá tiện dụng khi nấu với nồi nhỏ, khoa học nói rằng nấu mì với nước và nồi vừa đủ là tốt nhất.

Dạo quanh thị trường mì bún hiện nay có khá nhiều dòng sản phẩm như bún gạo lứt (nhiều kích cỡ), mì lúa mạch ghép chung với rau và nấm, mì pasta lứt và không lứt, mì gluten free pha với rau củ các kiểu…Sức sáng tạo dường như là vô hạn với thế giới mì (xem thêm phim tài liệu Noodle Road – Sợi Mì Và Những Huyền Thoại nếu bạn thích thể loại xì xụp này). Đối với những người ăn chay nhưng vẫn muốn có chút hương vị biển cả của tôm cá thì loại mì spirulina này khá phù hợp. Với trẻ em thì..hên xui.

Spirulina Pasta
Spirulina Pasta

 

Thử làm 2 món đơn giản:

Linguine (sợi giống udon) nấu với: đậu que, muối, dầu olive, hạt điều, tiêu, ngò, (chanh)

Sợi mì nấu khá lâu mới chín (10’+) và không nở nhiều. Tuy nhiên ăn mì no lâu (giàu protein) với lượng ít. Nếu trong ngày mình phải cày nặng thì món này có thể phù hợp cho bữa sáng ^^

Spirulina Pasta

Vị của món mì này khá đầm so với loại mì pasta thường, nên phối trộn thêm những hương vị sáng sủa hơn

Spirulina Pasta

Món mì đơn giản dùng cho bữa sáng hoặc bữa xế, sạc pin hiệu quả

Món thứ 2 lòe loạt hơn:

Fusilli (nui xoắn) nhét vô hũ với rau xanh tươi xắc, bao gồm: củ cải đỏ, ớt chuông, cà rốt, rau mầm, hạt hướng dương rang, bơ đậu phộng (tự nhiên/tự xay)

Mì nấu riêng với ít muối, khi chín vớt ra trộn với dầu olive hoặc nước tương tự nhiên.

Rau củ kiếm loại sạch, ăn cả vỏ. Nếu trời nắng quá thì mình khỏi trụng. Nếu bạn không ‘tốt bụng’ thì nên chần sơ với nước muối.

Spirulina Pasta

Spirulina Pasta

Cho vào lọ thủy tinh xì tin (giả bộ) mang theo đi làm cho đồng nghiệp ganh tị chơi, mặc dù hơi nặng nhưng nó đệp 🙂

Spirulina Pasta

Món này có 50% sống, 50% chín, bổ sung vi khuẩn tốt cho tiêu hóa, đặc biệt vào khí hậu hừng hực ở miền Nam như bây giờ.

Phiên bản bày tại gia, mọi hương vị ùa vào trong nắng trưa, mồ hôi tuôn rơi như cà phê phin.

Tảo spirulina nổi tiếng với hàm lượng protein cao (~60%), dễ hấp thu và hoàn chỉnh, tức là chứa tất cả các amino acid thiết yếu. Nếu bạn ăn một chế độ đa dạng ngũ cốc lứt, đậu hạt, rau củ thì cũng sẽ có đủ các amino acid thiết yếu này, không cần quá dựa dẫm vào một “superfood”. Tuy nhiên vì lý do nào đó cần tiết thực thì dùng giai đoạn bổ sung spirulina cũng là một giải pháp tốt. Hàm lượng chất khoáng cao của tảo sẽ “tăng lực” cho hệ miễn nhiễm, trí não (giàu omega-3, vitamin B-12). Tảo và rong biển nói chung có tác dụng làm mát, Âm tính ở nhiều mức độ, hỗ trợ quá trình detox (giảm cân) nên bạn nên dùng ở lượng vừa phải, nếu đi lỏng và tiểu nhiều thì điều chỉnh nhé. Việc ghép spirulina với bột mì là một ngũ cốc khá Dương tính cũng là một phối hợp hài hòa, nếu bột mì lứt sẽ tốt hơn (nhưng sẽ cứng hơn nữa và như thế sẽ hạn chế đối tượng kiên nhẫn nấu-nhai). Bạn có thể trộn bột spirulina nguyên chất với bột mì lứt ở nhà và làm thành món mì của riêng bạn xem sao 

Tảo spirulina khó gây ngộ độc do tích lũy vì hoạt chất trong tảo vừa dễ dung nạp, vừa dễ được đào thải nếu thặng dư. Tuy vậy, trong mọi trường hợp, không nên dùng tảo một lần với lượng quá cao. Trái lại, nên chia đều trong ngày để hoạt chất vừa dễ được hấp thu vừa không gây gánh nặng cho cơ quan biến dưỡng như gan thận.

-Bác sĩ LƯƠNG LỄ  HOÀNG 


Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.