Hướng Dẫn Ăn Chay Cho Trẻ Em

– Béo phì

– Cứng đầu, khó bảo (khác với tinh nghịch)

– Dậy thì sớm

– Lệch giới tính (cái này ba mẹ cay đắng lắm đây)

– Các bệnh “đương đại” (hay lên báo) : cảm sốt theo mùa, sốt siêu vi, dị ứng, tay chân miệng, đau mắt đỏ blah blah …tới ung thư

Trẻ em như tờ giấy trắng, mong manh dễ vỡ, nhưng cũng dễ uốn. Cho chúng quen với dơ (không phải bẩn), với đói, chứ không phải ráng tống cho nhiều đồ bổ vào họng mỗi ngày, như vậy là giết con :D

Trẻ sơ sinh

Thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh là sữa mẹ, và con bạn được bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Nếu bé không được dùng sữa mẹ, sữa đậu nành công thức là một lựa chọn thay thế khá phổ biến. Đừng dùng những sữa đậu nành loại thị trường, cho trẻ nhỏ. Các em bé có nhu cầu đặc biệt và cần một loại sữa công thức đặc biệt để đáp ứng những nhu cầu này.

“Kiếm tiền mua sữa cho con” là câu nói kinh điển của nhiều người. Nhưng với BTD, mua sữa xong thì “kiềm tiền mua thuốc cho con” là vừa.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ được bú sữa mẹ càng lâu, nguy cơ phát triển bệnh mãn tính khi lớn lên sẽ càng thấp. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức lớn lên có tỷ lệ béo phì, bệnh tiểu đường loại 1/2, bệnh tim, đột quỵ, hen suyễn cao hơn. Gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh celiac (dị ứng gluten), bệnh viêm đường ruột, và ung thư bao gồm ung thư bạch cầu. Sữa mẹ là tốt nhất.

Cho trẻ uống sữa công thức hay sữa bò là tuyệt đối không nên. Nhưng sữa công thức đậu nành thì sao? Đây là 1 chủ đề nhạy cảm, nhiều thông tin trái chiều. Vì thành phần của mỗi hãng sữa không giống nhau (nhiều đường và GMO). Nếu không còn cách nào để cho trẻ bú sữa mẹ thì có thể dùng loại này. Về mặt thực dưỡng thì sữa ngũ cốc kokkoh cũng là 1 lựa chọn tốt cho trẻ nhỏ. Có thể dùng thêm sữa yến mạch, sữa hạt hạnh nhân xen kẽ.

Cách làm sữa kokkoh đơn giản:

1 chén gạo lức
10 chén nước
1/4 muỗng cà phê muối hầm

Ngâm gạo (5 – 7 giờ trong mùa đông và 4 gìơ trong mùa hè) và rang nó trong một chảo khô, khuấy nó liên tục cho đến khi nó vàng và bắt đầu nhảy. Thêm nước và muối và đun nhỏ lửa trong 2 giờ hoặc nhiều hơn trên lửa nhỏ, thỉnh thoảng khuấy. Cho vào vải mùng vắt ra.
 

Trẻ sơ sinh không cần bất cứ thực phẩm nào ngoài sữa mẹ hoặc sữa đậu nành công thức/ sữa ngũ cốc trong 6 tháng đầu đời, và các em bé nên tiếp tục dùng sữa mẹ trong 12 tháng đầu. Trẻ bú sữa mẹ cũng cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để nhận vitamin D – một nguồn động lực tuyệt vời để mẹ bé lấy lại thói quen đi bộ. Một vài trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ có da tối màu hoặc sống ở vùng ít ánh sáng, có thể không có đủ lượng vitamin D cần thiết. Trong trường hợp này, thực phẩm bổ sung vitamin D có thể cần thiết.

Phụ nữ ăn chay đang cho con bú cũng nên chú trọng việc thêm những thực phẩm có vitamin B12 vào chế độ ăn của họ, vì nguồn bổ sung này có thể ảnh hưởng tới lượng sữa. Thực phẩm được làm giàu cyanocobalamin (một dạng vitamin B12 tạo máu), cung cấp một lượng đầy đủ dưỡng chất cần thiết này. Vitamin tổng hợp có thể được dùng theo chỉ dẫn trực tiếp của bác sĩ. Trẻ sơ sinh nên dùng sữa mẹ hoặc thức ăn công thức đặc biệt cho trẻ trong ít nhất một năm đầu.


Bếp Thực Dưỡng khuyến khích bạn dùng rong biển nori (loại dùng để cuốn sushi) không tẩm gia vị, làm nguồn bổ sung vitamin B12. Ngoài ra nó là nguồn protein đáng tin cậy trong : 100gr nori có 41.5gr protein

Trong khoảng 6 tháng đầu tiên, hoặc khi cân nặng của trẻ tăng gấp đôi, bạn có thể cho trẻ ăn thêm những thức ăn khác. Các chuyên gia về sức khỏe trẻ sơ sinh thường gợi ý hãy bắt đầu cho trẻ ăn ngũ cốc được làm giàu sắt (hoặc dùng đồ gang để nấu), bởi vì trong khoảng 4-6 tháng, khả năng tích lũy sắt của trẻ – khả năng hấp thu tự nhiên khá tốt khi mới sinh- sẽ bắt đầu giảm đi. Thêm những loại thức ăn mới từng chút một, khoảng 1-2 tuần cho bé ăn thêm 1 loại thực phẩm mới. Hướng dẫn dưới đây cho chúng ta một kế hoạch linh động về việc thêm thực phẩm mới vào trong chế độ ăn của trẻ nhỏ.

Từ 5-6 tháng

Bắt đầu cho trẻ ăn thêm bột ngũ cốc (bột kokkoh) được làm giàu sắt (nếu có). Cho bé ăn thử bột gạo trước, trộn với một chút sữa mẹ hoặc sữa đậu nành, bởi vì như thế sẽ giúp hạn chế tối đa khả năng trẻ bị dị ứng thực phẩm. Sau đó cho trẻ ăn thử yến mạch và lúa mạch barley. Phần lớn các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên đừng cho trẻ ăn thử lúa mì cho tới khi trẻ được ít nhất 8 tháng tuổi, vì chúng có thể gây dị ứng.

Từ 6-8 tháng

• Cho trẻ ăn thử rau củ. Rau củ nên được nấu kĩ và nghiền nhỏ. Khoai tây, đậu que, cà rốt, và đậu Hà Lan đều là những lựa chọn tốt.
• Cho trẻ ăn thử hoa quả. Hãy thử nghiền chuối, quả bơ, đào hoặc táo nghiền
• Cho trẻ ăn thử bánh mì. Khoảng 8 tháng tuổi, phần lớn mọi trẻ em đều có thể ăn bánh giòn (vụn bánh), bánh mì và ngũ cốc khô.
• Cho trẻ ăn thử những thực phẩm giàu protein. Và cũng sau 8 tháng đầu, trẻ có thể bắt đầu ăn những thực phẩm giàu protein như đậu phụ hoặc các hạt đậu đã được nấu chín kĩ và nghiền nát.

Trẻ em và trẻ vị thành niên

Trẻ em có nhu cầu calories và dinh dưỡng cao nhưng dạ dày của các bé thì nhỏ. Hãy cho trẻ ăn snack (bữa phụ) thường xuyên. Trẻ vị thành niên thường có nhu cầu năng lượng cao nhưng thời gian biểu bận rộn. Để trẻ giữ những bữa phụ  ngon miệng và lành mạnh bên mình và hướng dẫn trẻ chọn những thức ăn ít béo sẽ giúp trẻ không mắc phải sai lầm vào bữa tối – những sai lầm trong ăn uống sẽ khiến trẻ tăng cân và gặp vấn đề về sức khỏe ở tuổi thành niên. Nhu cầu về calo của những đứa trẻ rất khác nhau. Nếu bị nổi nhiều mụn, xem lại vấn đề dinh dưỡng.

Có 4 nhóm thức ăn cần tập trung là:

Ngũ cốc nguyên cám
Rau củ
Đậu hạt và các chế phẩm từ đậu
Trái cây

Bài viết tham khảo từ các nguồn thông tin dinh dưỡng đáng tin cậy từ Hoa Kì và thực dưỡng

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.