Đức Phật Và Vấn Đề Cải Tạo Xã Hội

G

TK THÍCH MINH CHÂU

Đề tài "Đức Phật và vấn đề cải tiến xã hội" chỉ được đặt ra và giải quyết khi nào hai sự hiểu lầm hay mâu thuẫn sau đây được trả lời và giải thích thỏa đáng.

Đức Phật giới thiệu và đề cao một đời sống thoát ly gia đình, sống vô gia đình, đơn độc cô liêu, tách rời ra khỏi xã hội xô bồ náo nhiệt, thời làm sao có thể đặt vấn đề cải tiến xã hội với Đức Phật? Hơn nữa, xã hội hiện tại là một xã hội đầy rẫy vật dục cuồng loạn, tàn ác gian manh cực độ, thời một xã hội như vậy làm sao có thể chấp nhận một tôn giáo chủ trương ly dục, thanh bình, tình thương và chân trực?

Vâng, đạo Phật chủ trương một đời sống tu sĩ, đạo hạnh, và Đức Phật là hình dung cao đẹp nhất cho một đời sống thánh thiện mà câu thơ sau đây đã khéo léo diễn tả:

"Nhứt bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lý du

Kỳ vi sanh tử sự

Giáo hóa độ xuân thu"

Tạm dịch:

"Một bát, cơm ngàn nhà

Một thân đi vạn dặm

Vì đại sự sanh tử

Giáo hóa độ xuân thu

Đức Phật không bao giờ chủ trương đào tạo một số tu sĩ để trang trí cho các thiền viện, hay đề làm thần tượng cúi lạy cho tín đồ, mà chính là huấn luyện những Như Lai Sứ giả đi khắp đó đây, để giới thiệu một nếp sống giải thoát hạnh phúc, như lời hiệu triệu của Ngài cho 59 vị A La Hán đầu tiên được Ngài giáo hóa: "Này các Tỷ kheo, các người hãy đi, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh, do lòng thương tưởng cho đời, do lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho chư thiên và loài người" (Mahavagga I, tr 23).

buochanthanhthoi

Đời sống Tăng già, không những tạo điều kiện thuận lợi để phát triển trí thức và tâm linh cho riêng mình, mà còn có thể giúp ích cho nhân quần xã hội. Một vị Tăng thoát ngoài sự chi phối của gia đình và thế tục, có thể hiến dâng đời mình để phục vụ xã hội, chúng sanh. Cho nên trong quá trình lịch sử, tu viện Phật giáo không những là trung tâm đào luyện đức tâm linh, mà còn là lò un đúc những chiến sĩ xã hội, văn hóa, chính trị.

Một hiểu lầm đáng tiêc nữa đối với Phật giáo là đạo Phật chỉ chủ trương về tâm linh, những lý tưởng đạo đức siêu phàm, không để ý đến vật chất con người, và Đức Phật với Giáo hội Tăng Già hoàn toàn đặt những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội ra ngoài phạm vi hoạt động của mình. Và như vậy, không thể có đề tài "Đức Phật và vấn đề cải tiến xã hội".

Thật không có sự hiểu lầm nào tai hại và nguy hiểm hơn. Đức Phật bao giờ cũng nhìn con người toàn diện nghĩa là gồm có danhsắc, và hai phần tử này của con người hoàn toàn liên quan mật thiết với nhau. Chúng ta có thể nói, một đời sống tâm linh trong sạch, phản ứng tốt đẹp khiến thân thể trong sạch, không bệnh hoạn. Và một thân thể tráng kiện, trong sạch đưa đến một đời sống tâm linh thuần khiết. Không thể có sức khỏe trong những tâm hồn bệnh hoạn, cũng như không thể có những tâm hồn thánh thiện trong những thân thể bạc nhược. Đức Phật sở dĩ luôn luôn giữ trên mặt Ngài một nụ cười siêu thoát vì thân tâm của Ngài đều thật sự giải thoát. Cho nên "đối với Đức Phật, không thể có hạnh phúc mà không sống một đời sống trong sạch, dựa trên những nguyên tắc đạo đức và tâm linh, nhưng Ngài biết rằng sống một đời sống như vậy không phải dễ dàng, trong những điều kiện xã hội và vật chất không thuận tiện".

Đức Phật nhìn đời sống con người một cách toàn diện, không tách rời đời sống kinh tế, xã hội, chính trị ra khỏi đời sống tâm linh, và chúng ta biết đến quá nhiều những lời dạy của Đức Phật về giải thoát, giac ngộ, trong khi đó, chúng ta biết rất ít những quan điểm của Ngài về kinh tế, xã hội, chính trị mà thật sự Đức Phật đã nhiều lần đề cập đến trong những lời thuyêt giảng của Ngài.

Chẳng hạn, trong Kinh Sư Tử Hống thuộc Trường Bộ Kinh, Đức Phật đã chỉ rõ nguồn gốc của tội ác chính là nghèo đói. Trong một bộ Kinh khác, Ngài đã giới thiệu một phương pháp thuần túy về kinh tế để giải quyết nạn cướp bóc: "Này đại vương, nếu trong nước đầy rẫy nạn cướp bóc, đại vương không nên đặt các sắc thuế mới; đại vương không nên dùng hình phạt nặng nề như tử hình, chung thân để mong diệt trừ tận gốc nạn cướp bóc. Thay vào đó, đại vương nên giúp hạt giống cho nông dân, giúp vốn cho người thương buôn,hãy nâng lương cho công chức v.v… Những thành phần này sẽ hết lòng làm việc khiến cho đời sống nhân dân được an cư lạc nghiệp và do đó quốc khố sẽ được dồi dào…"

DSC 4201

Đối với Giáo hội Tăng già, Đức Phật giải quyết vấn đề kinh tế một cách thần kỳ với phương pháp "khất thực". Chính nhờ vậy mà các Giáo hội Nam tông đã tồn tại và phát triển hơn 2500 năm qua, đồng thời thắt chặt mối dây liên hệ giữa Tăng già và Cư sĩ. Thực tế cho thấy các tôn giáo tư bản càng thành công trong địa hạt kinh tế vật chất bao nhiêu, họ càng thất bại trong lãnh vực tâm linh tu hành bấy nhiêu. Chính trong Phật giáo cũng có những bài học như vậy. Trong khi khuyến khích sự tiến bộ vật chất, Phật giáo luôn nhấn mạnh sự phát triển đạo đức và tâm linh. Nếu thiếu đi sự thăng bằng giữa hai khả năng vật chất và tinh thần, con người sẽ không không thành con người, mà chỉ là dấn thân vào đau khổ và trụy lạc.

Dưới thời Đức Phật tại thế, đạo Phật đã đi đầu trong việc xóa bỏ giai cấp trong xã hội Ấn Độ. Kinh điển còn ghi những sự kiện có liên quan về việc này, như:

-Việc Đức Phật độ cho người gánh phân trở thành tu sĩ trong Tăng đoàn.

-Chuyện tôn giả A Nan vào nhà một cô gái thuộc giai cấp thủ đà la xin nước uống

-Chuyện người thợ cạo Upali xuất gia chứng quả A la hán, trở thàng một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật

-Còn rất nhiều trường hợp đệ tử A la hán của Phật xuất thân từ giai cấp nô lệ cùng đinh.

Kinh Vasalasutta có ghi lại bài kệ Phật ngôn như sau:

"Là cùng đinh, không phải do sanh trưởng

Là Bà la môn, không phải do sanh trưởng

Do hành động, người này là cùng đinh

Do hành động, người kia là Bà la môn"

còn tiếp…


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.

Phẩm Song Yếu

Tháng 10 năm 2024
10
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Đinh Mùi
Tháng Giáp Tuất
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
08
Tháng 09
Kiên Giang