Đạo Phật Không Cầu Nguyện

G

Trong kinh Dhammapada (Pháp Cú) Phật bói : “Dù có ở trên trời cao, dù có ở dưới vực sâu của đại dương, dù có núp trong hang đá thẳm, không có nơi nào trên thế gian này mà người có thể trốn khỏi được hậu quả của hành động xấu của mình” (Kệ số 127).

Bậc Đạo Sư luôn luôn nhấn mạnh trách nhiệm của đệ tử mình là phải tự mình học và sống theo lời Phật. Ngài nói “Tự các người phải tiến tới, bởi vì bậc Chánh Giác chỉ vạch ra con đường đạo mà thôi. Nếu các người tiến theo con đường đó, các người sẽ chấm dứt mọi đau khổ” (Kinh Dhammapada 275-276)

Tinh thần tự lực tự cường đó, Phật đã nhắc lại lần cuối cùng với các đệ tử trước giờ phút nhập diệt : “Hãy sống một đời sống thanh tịnh, các người sẽ chấm dứt mọi đau khổ. Ánh sáng chính là ở trong bản thân các người, nơi nương tựa chính là bản thân các người. Phật pháp sẽ là ngọn đèn soi sáng cho các người, và sẽ không có ánh sáng nào khác, nơi nương tựa nào khác” (Mahapa-rinibbana Sutta – Digaha Nikaya).

Trong toàn bộ lời dạy của Phật toát lên niềm tin rằng mỗi người đều có khả năng giác ngộ chân lý, tự cứu mình ra khỏi vòng đau khổ, không cần dựa vào sự che chở, phù hộ của một đấng thiêng liêng nào. Đối với chúng sinh đang đau khổ, Phật không khác gì thầy thuốc. Phật pháp không khác gì thuốc. Chúng sinh muốn khỏi bệnh thì phải uống thuốc, không một đấng thiêng liêng nào có thể uống thuốc thay để cho chúng sinh khỏi bệnh được.

Người Phật tử chân chính không phải chỉ có lòng từ bi, mà còn phải có đầy đủ đức tin vào chính mình, dõng mãnh phấn đấu, không biết mệt mỏi, không biết sợ, không chịu nửa đường lùi bước, kỳ cho đến ngày đạt được mục đích tối hậu là giác ngộ hoàn toàn mới thôi. Thái độ núp bóng dưới một bóng thượng đế nào đó chỉ làm suy yếu lòng tin, dẫn tới tình trạng tinh thần nô lệ, hoàn toàn đi ngược lại với bản chất của người Phật tử chân chính.

Bàng bạc trong rất nhiều kinh điển, Đức Phật thường nhấn mạnh sự vô ích của cầu đảo để mong được phước tránh được họa. Phật dạy :”Một người lấy một tảng đá lớn ném xuống một hồ nước sâu, rồi một quần chúng đông đảo tụ tập lại đi khắp nơi cầu nguyện: hỡi tảng đá lớn! hãy nổi lên, nổi lên! Nhưng tảng đá nào có nổi lên mặt nước được. Cũng như một người trong đời thường giết người và súc vật, hay lấy của không cho, sống theo tà hạnh, vọng ngữ, lòng đầy tham sân si…Rồi một quần chúng đông đảo đi khắp nơi cầu nguyện cho người kia sau khi chết được sanh lên cõi trời. Như vậy có kết quả gì không? Cũng như vậy, một người trong đời không sát sanh, không trộm cướp, không sống tà hạnh, không vọng ngữ, không tham sân si… Rồi một quần chúng đông đảo đi khắp nơi cầu nguyện cho người này sau khi chết sẽ sanh vào cõi ác… Nhưng người đó, bất chấp những lời cầu đảo của đám đông, sau chết vẫn được sanh vào cõi thiện lành” (Tương Ưng Bộ Kinh – Thích Minh Châu)

bizmac full 30932

Nói tóm lại, cái quyết định cuộc sống hiện nay và tương lai của chúng ta, chính là hành động thân – khẩu – ý từng phút, từng giờ, từng ngày của chúng ta, chứ không phải là sự can thiệp của một thần linh nào, qua lời cầu khấn của chúng ta. Người nào hiểu được điều này sẽ trở thành một con người tự do, tự tại, sẽ không hối tiếc những chuyện quá khứ, cũng không lo lắng đến tương lai, bởi vì người ấy thấy rõ cuộc sống hiện tại là quan trọng nhất, bời vì nó chi phối và tạo tác tương lai. Vì vậy mà người Phật tử chân chánh luôn sống trọn vẹn với hiện tại, sống tỉnh táo, năng động và lạc quan.

Rất tiếc trong thời đại ngày nay, không ít người diễn giải lệch lạc lời dạy của Phật về cái gọi là “thời kỳ mạt pháp” , từ đó đưa đạo Phật trở thành một thứ tôn giáo nhất thần và đa thần, nhuốm đầy sự cầu khấn hoang đường. Hàng thiện tri thức đều biết rằng tệ trạng này xuất phát từ sự ngu dốt, lười biếng và thói chạy theo lợi danh của một thiểu số người tự nhận là Phật tử.

 

Huyền Chân

(Tp Hồ Chí Minh)


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.

Phẩm Song Yếu

Tháng 11 năm 2024
21
Giờ hoàng đạo: Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Thân (15-17), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Thứ 5
Ngày Kỷ Sửu
Tháng Ất Hợi
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
21
Tháng 10
Kiên Giang