Chương 9: Ứng Dụng CNTT vào Giáo Dục Gia Đình Phật Tử

G

CHƯƠNG 9
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO GIÁO DỤC GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

9.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Chúng ta đã biết lợi ích của tác năng CNTT áp dụng vào giáo dục rất lớn. Trong việc áp dụng các phương pháp giáo dục, nếu có thiết bị CNTT làm phương tiện rất thuận lợi cho các hoạt động giảng dạy và học tập, hiệu quả chất lượng càng cao.

Tuy nhiên, thực hiện việc ứng dụng CNTT vào sinh hoạt THHL ở GĐPT không đơn giản dễ dàng. Thực tế GĐPT rất khó khăn về kinh phí để mua sắm các thiết bị quá đắt tiền. Hơn nữa phần lớn huynh trưởng chưa được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng các thiết bị nầy vào sinh hoạt GĐPT. Nhưng, chúng ta không vì thế mà bỏ qua việc nầy. Trước những biến đổi sinh động của thời đại tác động lên hầu hết mọi lĩnh vực sinh hoạt cuộc sống, những tiến bộ mau lẹ trong công nghệ, chúng ta có thể thấy trước một ngày gần đây thiết bị CNTT sẽ dễ dàng đến với mọi tầng lớp dân chúng, trở nên nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của con người hiện đại. Hiện tại có một số đơn vị GĐPT đã có thiết bị và lập website cho đơn vị, nhiều huynh trưởng có máy tính, LaPtop, Ipad… Nhưng ngoài việc truy cập và phổ biến thông tin, giao dịch…ít ai vận dụng phương tiện này vào sinh hoạt THHL trong GĐPT.Chúng ta có thể dựa vào các GĐPT, các huynh trưởng đang sử dụng thiết bị CNTT để khởi đầu việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động giảo dục GĐPT.

9.2. PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH:

Ở GĐPT việc ứng dụng CNTT chủ yếu cho huynh trưởng làm phương tiện hướng dẫn sinh hoạt THHL, nhất là dạy và học. Những ứng dụng của CNTT trong công tác giáo dục rất đa dạng và đa năng, tăng hiệu năng hướng dẫn, giảng dạy và học tập. Nhưng nếu người phụ trách  kém ý thức đổi mới, thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và sáng tạo thì tác dụng của thiết bị CNTT còn thua viên phấn với cái bảng, nhiều khi trở thành những hệ lụy cho sinh hoạt học tập nữa. Do đó , việc ứng dụng CNTT vào sinh hoạt THHL trong GĐPT  cần có sự chuẩn bị trước cho huynh trưởng về mặt tâm lý, về kiến thức, kỹ năng và phương pháp hướng dẫn . Tôi đề nghị:

9.2.1. Mở các khóa học về CNTT cho huynh trưởng

Các khóa học nhằm mục đích phát triễn năng lực ứng dụng CNTT trong sinh hoạt THHL trong GĐPT:

Về kỹ năng sử dụng:

– Biết thao tác cơ bản vận hành máy vi tính, sử dụng hệ điều hành.

– Biết sứ dụng phần mềm soạn thảo, phần mềm trình diễn.

– Biết khai thác mạng, xử lý hình ảnh đa phương tiện.

– Nhận biết các vấn đề hợp lý, hợp pháp khi sử dụng CNTT.

Về phương pháp giáo dục:

– Có kỹ năng lựa chọn tư liệu kiến thức phù hợp chương trình, đề tài tu học trong GĐPT.

– Có kỹ năng lựa chọn và xây dựng hình thức thể hiện sự điều hành sinh hoạt và hướng dẫn bài học các bộ môn tu học trong GĐPT với sự hổ trợ của CNTT một cách khoa học.

– Có kỹ năng thiết kế các sinh hoạt học tập theo hướng cải tiến phương thức sinh hoạt GĐPT.

– Biết xây dựng website, trang web chuyên ngành hổ trợ.sinh hoạt THHL trong GĐPT,

9.2.2. Tiến hành thực hiện ứng dụng CNTT

Bước đầu thử nghiệm chọn những đơn vị GĐPT có khả năng điều kiện ứng dụng CNTT vào sinh hoạt tu học đễ rút kinh nghiệm. Chọn những đơn vị ứng dụng có hiệu quả làm điểm cho các đơn vị kế tiếp học hỏi thực hiện, dần dần phát triển thành diện.

Trong công cuộc cải tiến phương pháp giáo dục và ứng dụng CNTT vào sinh hoạt THHL, đòi hỏi người huynh trưởng phải vừa vững về chuyên môn, vừa có khả năng nghiên cứu, sáng tạo và không ngừng học tập. Do đó, bên cạnh những kiến thức kỹ năng truyền thống, nay cần trang bị cho mình những kiến thức kỹ năng nhờ hoạt động dưới sự hổ trợ của phương tiện CNTT. Để tạo điều kiện thuận lợi cho huynh trưởng thực hiện được yêu cầu này, cần xây dựng Website GĐPT,trong đó xây dựng Thư Viện tư liệu THHL.

9.2.3. Xây dựng website GĐPT:

Hiện nay GĐPT có nhiều trang tin trên mạng internet như website của BHD/TW, một số của các BHD tỉnh, thành và nhiều đơn vị Gia Đình cũng có website. Nhiều huynh trưởng sử dụng máy vi tính để truy cập tin trên mạng Internet. Nhưng việc ứng dụng còn hạn chế vào các hoạt động hướng dẫn, quản lý của bộ phận các cấp GĐPT, việc hổ trợ cho sinh hoạt hướng dẫn tu học, nhất là việc giảng dạy học tập của huynh trưởng và đoàn sinh.

Một website GĐPT trên mạng trước hết là nơi chia sẻ thông tin giữa các cấp GĐPT, giữa các đơn vị GĐPT, giữa GĐPT với đạo hữu phụ huynh đoàn sinh… Nó còn là phương tiện để đổi mới công tác quản lý, điều hành trong GĐPT. Ta có thể tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, giảng dạy và hướng dẫn tu học với các hình thức truyền hình, website và đàm thoại với mạng Internet. Website GĐPT nên dành phần lớn về sinh hoạt tu học huấn luyện nâng cao tay nghề cho huynh trưởng và nâng cao chất lượng đào luyện đoàn sinh bằng cách xây dựng Thư Viện tư liệu tu học huấn luyện.

9.2.4. Thư viện tư liệu tu học huấn luyện:

9.2.4.1. Lý do xây dựng thư viện.

Ứng dụng CNTT vào giáo dục có nhiều ưu điểm như đã nói trên, nhưng thực hiện được cũng có những khó khăn vì lẽ:

– Việc tìm tư liệu như văn bản, tranh ảnh, phim… ở dạng kỷ thuật số, không phải tư liệu nào cũng có trên mạn, nội dung kiến thức nào cũng có tư liệu phù hợp, nhiều tư liệu khó tải về. Nhiều tư liệu khi tải về cũng cần phải chỉnh sửa, cắt xén cho phù hợp với nội dung đề tài môn học, phù hợp với phương pháp áp dụng, đối tượng học theo ngành…

-Việc ứng dụng CNTT giúp ta chuyển các tư liệu ở dạng văn bản, ở trong sách báo, tranh ảnh ở dạng tĩnh sang dạng kỷ thuật số để ta lưu tư liệu một cách dễ dàng, phù hợp với nhiều mục đích hoạt động giảng dạy và học tập.

– Huynh trưởng có thể khai thác, sử dụng tư liệu ở tất cả các khâu của quá trình hướng dẫn giảng dạy, có thể tự tạo, tự biên soạn tư liệu phục vụ giảng dạy  và học tập.

– Có thể tạo nguồn tư liệu giảng dạy và học tập từ xa, dạy và học qua mạn. Người phụ trách giảng dạy đỡ mất công nhiều trong việc sưu tầm và biên tập tài liệu. Từ những lý do trên, nên xây dựng  THƯ VIỆN TƯ LIỆU các môn học để nâng cao chất lượng giáo dục GĐPT.

9.2.4.2. Cách thực hiện:

Nghiên cứu, phân tích nội dung chương trình, tài liệu các môn học, xem nội dung nào cần có thêm tư liệu giảng dạy làm sáng tỏ nội dung, tăng sức hấp dẫn cho bài học …,dựa vào đó để thực hiện các việc như sau:

– Xác định mục tiêu từng bài học, phân tích nội dung và để suất danh mục cần có. Nghiên cứu mục tiêu bài học, phân tích nội dung từng bài để xây dựng bản đồ khái niệm về các kiến thức cơ bản của bài học,bài làm mà định hướng cho việc tìm tư liệu.

– Sưu tầm, xây dựng các tư liệu hổ trợ giảng dạy. Sưu tầm từ tài liệu đã biên soạn, sách báo, dounloat  trên mạn  Internet, đĩa phim, tư liệu do đạo hữu, bạn đoàn chia sẻ, do tác giả xây dựng.

– Khuyến khích người học sưu tầm tranh ảnh,vật thực, sách báo giúp làm phong phú cho các bộ tư liệu, vừa khuyến khích người học ý thức tự tìm học.

– Biên tập, điều chỉnh tư liệu, sắp xếp theo môn học, bài học .

Trong khi tập hợp các nguồn tư liệu có những tư liệu còn thô, cần phải xử lý cho phù hợp với nội dung từng bài theo tài liệu THHL. Đó là việc sử dụng các phần mềm để xử lý:

– Điều chỉnh, tìm thêm hoặc bỏ bớt cho phù hợp với từng bài, tùng mục.

– Scan tranh ảnh để lưu vào máy vi tính.

– Sửa và viết chú thích các tranh ảnh.

– Cắt các đoạn phim cho phù hợp với nội dung bài học, tăng kích thước phim cho dễ nhìn, cắt bỏ các lời nói không thích hợp.

– Sắp xếp tư liệu của từng bài dưới dạng cây thư mục để chuẩn bị cho việc xây dựng bộ tài liệu hoàn chỉnh.

– Khi đã có các tư liệu sắp xếp thành bài dưới dạng cây thư mục, tiến hành xây dựng trang chủ tới các trang con. Trang chủ trình bày một số thông tin quan trọng, nhưng quan trọng hơn là trình bày các liên kết (văn bản, tranh ảnh, sơ đồ, phim, ảnh động, hoạt hinh…) cho phép mọi người xem có thể mở đến các phần còn lại của nội dung trên site tư liệu.

Sau khi xây dựng và hoàn thiện xong các bộ tư liệu có thể in ra dĩa CD tư liệu. Tư liệu có thể in theo môn học, ngành học hoặc cấp học tùy theo cách nào thuận tiện cho chức năng nhiệm vụ của huynh trưởng.Ví dụ theo môn học:

– CD1 bộ tư liệu về môn Phật Pháp.

– CD2 bộ tư liệu về môn Tinh Thần.

– CD3 bộ tư liệu về môn HĐTN và Xã Hội.

– CD4 bộ tư liệu về Văn Nghệ.

Mỗi bộ tư liệu gồm nhiều chi phần cho ngành, bậc học…Trong đó gồm có:

– Các tài liệu THHL đã bổ sung điều chỉnh (văn bản).

– Các tư liệu trực quan như tranh ảnh, phim ảnh động…

– Bài giảng dạy mẫu.

– Bài giảng dạy bằng phương tiện CNTT.

– Các chi tiết sư phạm cần thiết như câu hỏi, củng cố, kiểm tra, ôn tập, thực hành…

– Các chương trình, dự án, kế hoạch …liên quan đến sinh hoạt THHL nội khóa và ngoại khóa …

9.2.4.3. Ích lợi của thư viện tư liệu THHL

Thư viện tư liệu có nhiều lợi ích, đem lại hiệu quả tốt trong quá trình giảng dạy và học tập  vì lẽ:

– Có nhiều tư liệu chất lượng tốt, sát với nội dung tài liệu THHL, nội dung các tư liệu bảo đảm tính chính xác và sư phạm.

– Các tư liệu có tính chắc lọc, thẩm mỹ tăng sức hấp dẫn cho bài học, thuận lợi cho huynh trưởng tìm kiếm, khai thác và sử dụng được nhanh chóng dễ dàng.

– Cấu trúc thư viện tư liệu bảo đảm tính khoa học, chặt chẽ, tiện lợi khi sử dụng. Thư viện tư liệu đa dạng, phong phú đáp ứng nhiều  mục tiêu sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trình sinh hoạt THHL trong GĐPT(như thiết kế bài giảng dạy, soạn chương trình hoạt động ngoại khóa, in bài, in tranh, ứng dụng dạy học qua mạn…).

– Thư viện tư liệu có thể giúp cho tất cả huynh trưởng trong một đơn vị, liên đơn vị, quận huyện sử dụng vào sinh hoạt GĐPT.

– Giúp huynh trưởng có nhiều tư liệu để sử dụng trực tiếp vào các chương trình kế hoạch hoạt động, vào giảng dạy, tập huấn, thực hành …, người học tích cực học tập, ghi nhớ kiến thức bền vững hơn, góp phần vào việc cải tiến phương thức sinh hoạt trong GĐPT .


Leave a comment
Your email address will not be published. Required fields are marked *

Và người khác không biết,
Chúng ta đây bị hại.
Chỗ ấy, ai hiểu được
Tranh luận được lắng êm.

Phẩm Song Yếu

Tháng 12 năm 2024
12
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Thứ 5
Ngày Canh Tuất
Tháng Bính Tý
Năm Giáp Thìn
Lịch âm
12
Tháng 11
Kiên Giang