Cà Tím 3 Món

Cà Tím

Loại trái này vốn là nguyên liệu quen thuộc và ngon lành trong nhà bếp người Việt. Tuy nhiên nó là loại thực vật sống trong bóng râm, cùng loại với cà chua, ớt chuông, khoai tây nên mang tính Âm, có tác dụng làm mát. Các quốc gia Trung Đông cũng thường dùng loại trái này với rất nhiều món. Nếu trời nóng hoặc người khỏe mạnh thì dùng thỉnh thoảng cũng ổn. Có nhiều cách để chế biến cà tím. Một vài cách chế biến sau đâycó thể là tương đối ổn giúp bạn thưởng thức vị ngon của loại trái này.

Món #1: Sốt Pesto Cà Tím (Thổ Nhĩ Kì)

Cà Tím 3 Món
Nướng cháy vỏ quả cà tím trên bếp than hoặc gas
Cà Tím 3 Món
Bóc phần cháy ra
Cà Tím 3 Món
Xay ra với muối và ít dầu olive, thêm 1 ít hạt hạnh nhân

Bạn có thể dùng cái sốt trên với salad, cơm hay mì gì cũng được, rất thơm ngon.

Món #2: Cà tím nướng miso tỏi

– Mugi miso hoặc nước tương tamari

– Nước dừa tươi

– Tép tỏi

– Lá tía tô

Cách làm:

-Cà tím cắt làm đôi, khứa ô vuông, ngâm nước muối 15’

-Nướng lò mặt vỏ 170 độ C trong 15’

-Pha nước sốt: miso, nước dừa, tỏi bằm, lá tía tô bằm

-Lật mặt cà tím, rưới đều nước sốt lên và tiếp tục nướng thêm 10’ hoặc đến khi cà chín mềm 2 mặt

Cà tím 3 món
Cà tím nướng miso tỏi

Món #3: Canh cà tím miso

– Cà tím

– Cà chua

– Tỏi

– Lá tía tô

– Lá lốt

– Tương miso  (từ đậu nành lên men)

– Dầu mè

Cách làm:

– Cà chua, cà tím thái miếng vừa ăn. Phi tỏi thơm với chút dầu vừng, cho cà chua và cà tím vào xào sơ.

– Cho thêm ít nước vào nồi tùy ý, đậy nắp, nấu mềm khoảng 5 phút. Thái nhỏ tía tô và lá lốt. Pha tương miso với ít nước cho tan.

– Cho tất cả vào nồi súp, khuấy đều trên lửa liu riu khoảng 1 phút, tắt bếp. Dùng nóng.

Cà tím 3 món
Canh cà tím miso
cà tím 3 món
Canh cà tím miso

Đây là món rất là ngon, mọi nguyên liệu kết hợp với nhau rất hoàn hảo.

Món này thích hợp cho những ngày nóng vãi mỡ như thế này ở Xì Gòn. Mình thích những ngày nóng, càng nóng càng tốt. Cơ thể được ra mồ hôi thấy thoải mái hơn. Và nhất là được thưởng thức một số nguyên liệu và gia vị  Âm tính hơn bình thường (nhưng cũng chế biến đàng hoàng). Đây gọi là uốn lưỡi theo thời tiết ????

Nhờ đặc tính xốp, cà tím đi qua đường tiêu hóa giúp hấp thu chất độc và hóa chất – vốn có thể dẫn tới bệnh ung thư ruột kết. Tuy nhiên cũng vì cái đặc tính này nên nó hút dầu rất mạnh, mạnh hơn cả khoai tây chiên, khi chế biến nên cho ít dầu thôi. Có thể cắt và ngâm với nước muối trước khi chế biến.

Độc hay Bổ?

Kết quả nghiên cứu của viện Sinh học thuộc đại học bang Sao Paulo, Brazil, đã chứng minh cà tím rất hiệu quả trong điều trị chứng cholesterol cao trong máu. Một nghiên cứu khác của viện Tim mạch đại học Sao Paulo còn cho thấy cà tím giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch nhờ tác dụng giống như nhóm statins, giúp phòng ngừa bệnh cao huyết áp cũng như bệnh tiểu đường ở một số người có nguy cơ cao, song họ cũng cảnh báo người bệnh không thể thay thế cà tím cho statins. Cà tím còn giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do nhờ nguồn axit folic và kali rất dồi dào, giúp ngăn ngừa ung thư và chống lão hoá các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên trong cà tím có chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g – không đáng kể so với lượng nicotine có ở một người hút thuốc lá thụ động: phải ăn khoảng 9kg (50 – 70 trái) cà tím mới hấp thụ một lượng nicotine tương đương hút một điếu thuốc.

Theo y học cổ truyền, cà tím có vị ngọt, tính lạnh, không độc, tác dụng điều hoà thân nhiệt, bổ ngũ tạng hư tổn, tán huyết ứ, cầm máu, tiêu sưng. Được dùng chữa đại tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, đi cầu ra máu, viêm loét ruột chảy máu, phụ nữ rong huyết, chữa sưng tấy, tay chân nứt nẻ khi trời lạnh giá, đau răng, viêm lợi…

Nên chọn quả chín do hàm lượng solanin giảm nhiều hơn quả xanh, rễ và vỏ cây phơi khô sắc lấy nước uống mỗi ngày. Dùng ngoài có thể dùng dạng tươi hoặc đốt rồi tán bột đắp.

Tác dụng phụ

Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Năm 2008, nghiên cứu 741 người ở Ấn Độ (nơi cà tím được tiêu thụ nhiều nhất) cho thấy gần 10% nói rằng có triệu chứng giống như bị dị ứng sau khi ăn cà tím, trong khi 1,4% cho thấy các triệu chứng xuất hiện ngay trong vòng chưa đầy hai giờ sau khi ăn, hiện tượng viêm da hoặc dị ứng với phấn hoa cà cũng đã được ghi nhận. Đó là do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hoá có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao, nên cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Dù vậy, nhiều nghiên cứu cũng xác định khi nấu chín và kỹ thì có thể ngăn chặn được tác dụng phụ này.

Cà có tính lạnh nên những người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) không nên ăn nhiều và thường xuyên.

(Theo DS Lê Kim Phụng/SGTT)

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.