Thư Gởi Các Bậc Phụ Huynh (2)

Kỳ 2 : GIẢI PHÁP CHO VẤN NẠN ĐẠO ĐỨC CỦA CON EM CHÚNG TA

Kính thưa Quý Phụ huynh!
Tình trạng xuống cấp về đạo đức của thanh thiếu niên, như trong lá thư trước chúng tôi đã thưa, không phải những nhà lãnh đạo đất nước không thấy; không phải cả xã hội không biết. Nhưng vì đây là kết quả duyên khởi của quá nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác nhau tác động qua lại mà hình thành nên. Do vậy, thực sự không có một giải pháp nào, dù là của Nhà nước hay một tổ chức, đoàn thể tư nhân có thể mang lại hiệu quả tức thời trông thấy.
Vậy thì giải pháp cho vấn nạn này có thể tìm thấy ở đâu ?
Câu trả lời: đó chính là Phật Giáo !
Đạo Phật từ Ấn Độ truyền sang nước ta giữa lúc dân ta còn chìm trong ách nô lệ của Trung Hoa. Chính Đạo Phật đã mang đến cho dân ta giáo lý Từ Bi -Vô Ngã để  đồng bào ta thương nhau hơn, đoàn kết giúp đỡ nhau hơn, làm vơi đi nỗi thống khổ của một dân tộc bị trị . Với giáo lý Duyên Khởi -Vô Thường, đạo Phật đã mang đến cho dân ta niềm hy vọng về sự tàn lụi không xa của chế độ thực dân Trung Hoa, từ đó thắp lên ngọn lửa đấu tranh và niềm tự hào dân tộc của những người dân Giao Chỉ bị đô hộ suốt cả ngàn năm qua.
Tinh thần Bình đẳng của Phật Giáo đã chỉ cho dân Việt thấy rằng Trung Hoa không phải là dân tộc độc tôn , từ đó khơi mào cho những cuộc khởi nghĩa lần lượt nổi lên để rồi mở đầu kỷ nguyên Nước Nam độc lập tự chủ dưới triều đại Nhà Đinh (968-980 CN). Tiếp theo là các triều đại Lê, Lý, Trần  nối tiếp công cuộc giữ nước và dựng nước một cách hiển hách trong chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam. Xuyên suốt các triều đại nói trên, bóng dáng các vị thiền sư Phật Giáo như : Pháp Thuận, Khuông Việt, Đặng Huyền Quang, Vạn Hạnh, Đa Bảo, Sùng Phạm, Viên Chiếu, Ngộ Ấn v.v… luôn hiện diện bên cạnh các vị minh quân để tham mưu, hiến kế cho các chương trình quốc kế dân sinh, nhằm đem lại cho đất nước sức mạnh về quân sự,  bình ổn về kinh tế và một xã hội an lạc mà trong đó người dân sống theo các chuẩn mực đạo đức Phật Giáo. Trải qua gần 400 năm các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần (968-1314), Đạo Phật được xem là quốc giáo. Đạo đức Phật Giáo từ lâu đã trở thành đạo đức truyền thống của dân tộc với những giáo lý : nhân quả, luôn hồi, duyên khởi, từ bi, vô ngã, vô thường, bình đẳng… Giáo lý Phật Giáo trải qua 1.500 năm (từ du nhập đến cuối đời Trần) thực sự đã trở thành đạo đức của con người Việt Nam. Nhờ vậy mà triều chính ổn định, lòng dân an bình , tạo nên sức mạnh vô địch hai lần chiến thắng quân Nguyên Mông.
Ngày nay, tuy Phật Giáo không còn vị thế độc tôn như thời Lý – Trần, nhưng những gì Phật Giáo đã cống hiến cho dân tộc trong 2.000 năm qua, nay đã trở thành máu thịt, là tinh hoa của nền văn hóa và đạo đức truyền thống Việt Nam.
 
Kính thưa Quý Vị,
Qua phần trình bày trên đây, người viết muốn dẫn chứng một sự thật lịch sử kéo dài cả ngàn năm trên đất nước Việt Nam để chứng minh rằng : đạo đức Phật Giáo chính là giải pháp cho vấn nạn suy thoái đạo đức trong thanh thiếu niên hiện nay.
Trong thế giới hôm nay, một số tôn giáo lớn đang ôm ấp bá mộng thu hút tín đồ thật nhiều để phục vụ cho mưu đồ chính trị của họ. Họ thu hút tín đồ không bằng những giáo lý có giá trị thực tiễn để cải tạo đời sống đạo đức cho con người, họ chỉ quyến dụ tín đồ bằng những biện pháp hết sức bá đạo như : dụ dỗ bằng lợi ích vật chất, cải đạo bằng con đường hôn nhân, truyền đạo bằng cách ly gián sự đoàn kết dân tộc, thậm chí bằng cách xua quân đi xâm lược nước khác, biến tín đồ thành những kẻ phản lại Tổ Quốc họ v.v…
Trong khi đó, Đạo Phật vẫn vô tư, trong sáng và đối xử bình đẳng với tất cả tôn giáo khác qua phương châm “đoàn kết – hòa hợp”.. Phương pháp truyền đạo của Phật Giáo luôn dựa trên tinh thần “tự do tín ngưỡng tuyệt đối” . Phật Giáo không có bất cứ một thủ đoạn nào nhằm mua chuộc hay khống chế để thu hút tín đồ. Lịch sử Phật Giáo hơn 2600 năm qua chưa hề gây cuộc xung đột với tôn giáo nào. Phật Giáo chưa bao giờ sử dụng quân đội đi xâm chiếm dất nước nào để truyền đạo. Giá trị đích thực của Phật Giáo chính là nền giáo lý vi diệu có công năng hoán cải cuộc đời của người Phật tử từ chỗ mê mờ sang nơi giác ngộ; từ chỗ nô lệ cho Tham – Sân – Si trở thành giải thoát, tự tại, an vui. Niết bàn chính là một đời sống giải thoát, tự tại, an lạc ngay trong kiếp người này; chứ Niết bàn không phải là một xứ sớ ở nơi nào đó trong vũ trụ bao la này mà đợi tới khi chết mới đi về đó.
Chính vì vậy,  vào ngày 15/12/1999 , một sự kiện trọng đại đã diễn ra tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc mang ý nghĩa tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật Thích Ca. Với số phiếu thuận tuyệt đối, tất cả thành viên Đại hội đồng LHQ nhóm họp  trong ngày đó đã chọn ngày Trăng Tròn tháng Vesak ( nhằm ngày rằm tháng tư theo âm lịch) làm ngày Quốc tế Vesak với ý nghĩa tôn vinh kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca : 1/Ngày Phật đản sanh  2/Ngày Phật thành đạo   3/Ngày Phật nhập Niết bàn.

 
 
(Đón xem kỳ sau : Trả lời cho câu hỏi “Vì sao Đạo Phật ra đời đã 2600 năm qua mà loài người vẫn chưa hết đau khổ?”
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.