Một Vài Ý Kiến Đóng Góp Cho Việc Đổi Mới Bộ Môn Hát Nhạc Trong Gia Đình Phật Tử

ĐỀ CƯƠNG THAM LUẬN

Một Vài Ý Kiến Đóng Góp Cho Việc Đổi Mới Bộ Môn Hát Nhạc Trong Gia Đình Phật Tử

I-DẪN NHẬP

– Văn nghệ trong GĐPT bao gồm nhiều bộ môn khác nhau như: âm nhạc, văn học, mỹ thuật v.v… Ở đây tôi xin đóng góp riêng về bộ môn âm nhạc, cụ thể là dạy các bài hát.

-Trong phạm vi bài tham luận này, tôi chú trọng việc biên soạn một hệ thống các bài hát để dạy cho đoàn sinh. Riêng phần dạy lý thuyết ăm nhạc thì xin để dành một dịp khác.

II-NHU CẦU CA HÁT TRONG SINH HOẠT GĐPT

Nhận định:

-Việc dạy nhạc lý cho đoàn sinh cần nhưng không quan trọng bằng trang bị cho các em thật nhiều bài hát để bất cứ trong hoàn cảnh nào, tình huống nào các em cũng có thể hát hò trong khi sinh hoạt

-Bài hát phải phong phú để đáp ứng tất cả hình thức và nôi dung sinh hoạt trong GĐPT. Ta tạm phân loại các bài hát GĐPT như sau:

1) Nhạc nghi thức (PGVN, Sen Trắng, Trầm Hương Đốt, Sám Hối, Phát Nguyện, các bài ca chính thức của các đoàn Thanh, Thiếu, Đồng, 4 bài ca chính thức của 4 trại huấn luyện, nhạc dâng hoa…)

2) Những bài hát chào thầy, chào bác, chào anh, chị, chào bạn mới

3) Những bài hát khi quay vòng tròn

4) Những bài hát ngắn, vui dành cho buổi họp đội, chúng, đàn

5) Những bài hát hơi dài, có ý nghĩa xây dựng GĐPT dành cho hát cộng đồng

6) Những bài hát dành khi chơi trò chơi nhỏ

7) Những bài hát dành cho các trại truyền thống hoặc các lễ lạt GĐPT (trại Dũng, trại Hạnh, trại Hiếu, trại họp bạn Lục Hòa, lễ chu niên, lễ hiệp kỵ, lễ Phật đản, lễ Xuất Gia, lễ Vu Lan, lễ Thành Đạo v.v…)

8) Những bài hát dành cho lửa trại

9) Những bài hát khi chia tay tạm biệt

10) Những bài hát dành cho biểu diễn trên sân khấu

-Bài hát phải được đại đa số đoàn sinh trong đơn vị thuộc và hát đúng

-Bài hát phải có tính thống nhất trong tất cả các đơn vị trong cả nước (Để khi gặp nhau tránh khỏi tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”)

 

III-CHƯƠNG TRÌNH DẠY HÁT ĐÃ QUA VÀ HIỆN NAY

-Dường như bộ môn âm nhạc chưa được xem trọng qua Chương trình tu học cũ (1966) cũng như Chương trình tu học hiện hành (2007). Thí dụ:

+Chương trình cũ và hiện nay chỉ ghi: “biết thêm 5 bài hát mới” (mà không có một công trình nào nghiên cứu bậc nào phải học bài hát nào để vừa phù hợp với độ tuổi, phát triển năng khiếu âm nhạc cho đoàn sinh và phục vụ nhu cầu ca hát trong sinh hoạt GĐPT)

+Chương trình môn văn nghệ ngành Thiếu hiện nay chỉ chú trọng học nhạc lý mà không thấy cung cấp cho đoàn sinh bài hát nào (trong khi nhu cầu hát tập thể trong sinh hoạt GĐPT luôn rất cần thiết)

+Một số bài hát đã in trong hai bộ tài liệu ngành Thiếu và ngành Oanh hiện nay chưa đủ để đáp ứng cho sinh hoạt GĐPT, cụ thể là:

1) Số lượng bài hát không nhiều – Bài hát hay không nhiều

2) Nội dung bài hát chưa đủ đáp ứng cho các nội dung sinh hoạt (TD: khi quay vòng tròn thì hát bài gì ?- Khi chào bạn mới, chào thầy, chào bác, chào anh, chào chị… thì hát bài gì ? Khi ăn cơm thì hát bài gì? Khi chơi trò chơi thì hát bài gì? Lửa trại hát bài gì?  Khi tạm biệt thì hát bài gì? v.v…)

3) Bài hát được chọn theo cảm tính của một vài người, chưa phải là công trình được nghiên cứu kỹ lưỡng của tập thể . Từ đó sự hấp dẫn và tính giáo dục của các bài hát chưa cao.

4) Một số bài hát được in trong tài liệu tu học ngành Thiếu phát hành vừa qua có một số lỗi như: sai tựa đề , sai về ca từ hoặc thiếu tên tác giả

 

IV-QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI VỀ VIỆC CHỌN BÀI HÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT TRONG GĐPT

1) Về bài hát:

-Các bài hát đưa vào chương trình tu học GĐPT phải được tập họp, tuyển chọn từ nhiều tác giả trong cả nước

-Số lượng bài hát phải thật phong phú, đáp ứng được nhu cầu của 10 nhóm nội dung sinh hoạt nêu trên (mỗi nội dung cố gắng sưu tầm ít nhất 03 bài hoặc nhiều hơn)

-Phải là bài hát hay, được thẩm định bởi một tập thể những huynh trưởng có  kiến thức  sâu về âm nhạc và khoa sư phạm.

-Ưu tiên cho những bài hát truyền thống đã có chỗ đứng từ lâu trong sinh hoạt GĐPT; Tuyển chọn thêm những bài hát hay của các nhạc sĩ mới sáng tác sau này.

-Quy định luôn các bài hát nghi thức (hiện nay một số nơi còn chưa thống nhất bài ca chính thức của đoàn Thanh nam, Thanh nữ, Thiếu nam, Thiếu nữ, Oanh nam, Oanh nữ)

-Lễ phát nguyện nên có bài hát thống nhất

-Các bài hát phải được phân bổ hợp lý và phù hợp với độ tuổi cho từng bậc học đồng thời đáp ứng được nhu cầu bài hát trong một buổi sinh hoạt

-Cách chọn bài hát để phân bổ cho các bậc học cũng thực hiện theo tinh thần các đề tài xuyên suốt trong môn Phật pháp

2) Về phương pháp dạy hát:

– Hòa âm phối khí tất cả các bài đã được Trung ương thống nhất đưa vào chương trình giáo khoa tất cả các bậc ngành Thanh, Thiếu và Oanh

-Thu âm vào đĩa CD và phát hành đến tận các đơn vị

-Biên soạn riêng một tập bài hát (có cả nhạc và lời) cho tất cả 12 bậc nói trên (không in kèm các tập tài liệu tu học của các bậc học như hiện nay vì sẽ làm cho tập tài liệu quá dày, khó sử dụng)

-Tại mỗi đơn vị, ai cũng có thể dạy hát bằng cách nghe nhạc từ CD kết hợp với ca từ in trong tập bài hát (kể cả việc sử dụng đoàn sinh ngành Thanh, Thiếu có năng khiếu ăm nhạc) Như vậy tránh được tình trạng thiếu người dạy hát như hiện nay.

-Có những bài phải dạy chung toàn Gia đình (để có thể hát chung); có những bài phải dạy riêng theo ngành hay bậc học (những bài hát riêng của ngành, của đoàn và những bái hát nâng cao…)

 

V-LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Bước 1: Thành lập nhóm chuyên môn:

-BHD Trung ương ra Quyết định thành lập Nhóm Chuyên Môn phụ trách công trình gồm các thành phần sau:

-Anh Nguyễn Thắng Nhu làm Nhóm trưởng

-Anh Nguyễn Đức Châu làm Nhóm phó

+Các ủy viên Văn nghệ BHD.TW

+Các ủy viên Nghiên huấn BHD.TW

+Các ủy viên Tu Thư BHD.TW

+Các anh, chị tự nguyện và được mời tham gia (ngoài các thành phần trên)

-Chức năng, nhiệm vụ của Nhóm gồm:

+ Sưu tầm và phân loại bài hát (cố gắng có tên tác giả)

+ Tuyển chọn bài hát

+ Phân bổ bài hát vào chương trình

+ Hòa âm phối khí và thu âm tất cả bài hát đã được tuyển chọn

+ Ấn hành tập Bài Hát Sinh Hoạt GĐPT (gồm cà phần nhạc và lời)

+Phát hành

-Cách thức làm việc của nhóm: chia làm 2 tổ căn cứ theo địa lý vùng miền

+Tổ I: gốm các thành viên thuộc các tỉnh, thành từ Phú Yên ra Quảng Trị do Anh Nhu làm tổ trưởng .

+Tổ II: gồm các thành viên thuộc các tỉnh, thành từ Bình Thuận trở vô (kể cả Tây Nguyên) do Anh Châu làm tổ trưởng.

 

Bước 2: Sưu tầm bài hát: trong vòng 60 ngày

– BHD Trung ương ra Thông báo yêu cầu các BHD Tỉnh, Thành sưu tầm bài hát hay (cũ hoặc mới), phải có cả nhạc và lời do các tác giả sáng tác mà nội dung có liên quan đến sinh hoạt GĐPT, gởi bằng Email hoặc qua đường bưu điện cho Anh Nhu 01 bản và 01 bản cho anh Châu (gởi qua Email là tốt nhất)

-Các thành viên Nhóm Chuyên Môn đồng thời cũng sưu tầm bài hát theo khả năng mình và gởi về 2 nơi trên (kể cả bài hát do mình sáng tác).

 

Bước 3: Phân loại bài hát: trong vòng 30 ngày

-Anh Nhu chỉ đạo tổ I phân loại các bài hát sưu tầm được ra thành 10 nhóm như trong phần II đã nêu.

 

Bước 4: Tuyển chọn bài hát đưa vào chương trình giáo khoa: trong vòng 30 ngày

-Tổ I sau khi phân loại xong sẽ chọn trong mỗi nhóm bài hát những bài nào hay nhất đưa vào chương trình và phân bổ cho các bậc học mỗi ngành (Chúng tôi có dự thảo chương trình môn Hát Nhạc ở phần phụ đính để các anh chị tham khảo)

 

Bước 5: Lấy ý kiến các thành viên Tổ II: trong vòng 45 ngày

-Sau khi hoàn tất việc tuyển chọn và phân bổ các bài hát, Tổ I sẽ chuyển danh sách các bài hát đã tuyển chọn vào lấy ý kiến Tổ II

-Sau khi nghiên cứu công trình, các thành viên Tổ II sẽ góp ý bổ sung, sửa đổi … và chuyển ý kiến đề nghị về Tổ I xem xét thêm

-Hai tổ lần lượt trao đổi cho đến khi thống nhất hoàn toàn chương trình giáo khoa môn Hát Nhạc GĐPT

 

Bước 6: Cho ra sản phẩm đầu tay gởi các tỉnh, thành lấy ý kiến sau cùng: trong vòng 60 ngày

-Giao BHD. PBGĐPT. TP Hồ Chí Minh thực hiện sản phẩm mẫu (Đĩa CD + tập bài hát)

-Gởi mỗi tỉnh, thành 01 bộ để xin đóng góp ý kiến về hình thức, kỹ thuật và nội dung sản phẩm

 

Bước 7: Phát hành rộng rãi để thực hiện trên cả nước

-Giao BHD.PBGĐPT. TP Hồ Chí Minh thực hiện trọn gói sản phẩm để chính thức phát hành.

Công trình này được tiến hành trong 10 – 12 tháng để chúng ta có một tài liệu giáo khoa hoàn chỉnh cho môn Hát Nhạc GĐPT.

 

PHỤ ĐÍNH

DỰ THẢOCHƯƠNG TRÌNH MÔN DẠY HÁT

 

BẬC MỞ MẮT

1. Sen Trắng

2. Trầm Hương Đốt

3. Dây Thân Ái

4. Bài ca chính thức của Đoàn

5. 1 bài hát kính chào Thầy, kính chào Bác, chào anh, chào chị, chào bạn mới

6. 1bài hát khi quay vòng tròn

7. 1 bài hát ngắn, vui dành cho buổi họp đội, chúng, đàn

8. 1 bài hát dành khi chơi trò chơi nhỏ

9. 1 bài hát khi chia tay tạm biệt

10. 1 bài hát ngắn dễ thương kèm động tác múa đơn giản

 

Lưu ý: từ bài số 4 đến 10, Nhóm Chuyên môn sẽ chọn 1 bài cụ thể điền tên vào đây

 

BẬC CÁNH MỀM

-Ôn lại những bài đã học ở bậc Mở Mắt

-Học thêm những bài sau đây:

1. Sám Hối (nghi thức Sám hối)

2. Trại ca Tuyết Sơn

3. 1 bài hát kính chào Thầy, kính chào Bác,chào anh, chào chị, chào bạn mới

4. 1 bài hát khi quay vòng tròn

5. 1 bài hát ngắn, vui dành cho buổi họp đội, chúng, đàn

6. 1 bài hát hơi dài, có ý nghĩa xây dựng GĐPT dành cho hát cộng đồng

7. 1 bài hát dành khi chơi trò chơi nhỏ

8. 1 bài hát dành cho múa dâng hoa

9. 1 bài hát khi chia tay tạm biệt

10. 1 bài hát đón mừng các ngày lễ lớn

 

BẬC CHÂN CỨNG

-Ôn lại những bài đã học ở bậc Cánh Mềm

-Học thêm những bài sau đây:

1. Phát Nguyện (nghi thức lễ Phát nguyện)

2. Bài ca chính thức Trại Hiếu

3. 1 bài hát kính chào Thầy, kính chào Bác,chào anh, chào chị, chào bạn mới

4. 1 bài hát khi quay vòng tròn

5. 1 bài hát ngắn, vui dành cho buổi họp đội, chúng, đàn

6. 1 bài hát hơi dài, có ý nghĩa xây dựng GĐPT dành cho hát cộng đồng

7. 1 bài hát dành khi chơi trò chơi nhỏ

8. 1 bài hát dành cho biểu diễn sân khấu

9. 1 bài hát mừng chu niên Gia đình

10. 1 bài hát đón mừng các ngày lễ lớn

 

BẬC TRUNG BAY

-Ôn lại những bài đã học ở bậc Chân Cứng

-Học thêm những bài sau đây:

1. Bài Hồn Lửa Thiêng

2. Bài Ca Cuối Lửa

3. 1 bài hát kính chào Thầy, kính chào Bác,chào anh, chào chị, chào bạn mới

4. 1 bài hát khi quay vòng tròn

5. 1 bài hát ngắn, vui dành cho buổi họp đội, chúng, đàn

6. 1 bài hát hơi dài, có ý nghĩa xây dựng GĐPT dành cho hát cộng đồng

7. 1 bài hát dành khi chơi trò chơi nhỏ

8. 1 bài hát dành cho biểu diễn sân khấu

9. 1 bài hát mừng chu niên Gia đình

10. 1 bài hát đón mừng các ngày lễ lớn

BẬC HƯỚNG THIỆN

1. Sen Trắng

2. Trầm Hương Đốt

3. Dây Thân Ái

4. Bài ca chính thức của Đoàn

5. 1 bài hát kính chào Thầy, kính chào Bác, chào anh, chào chị, chào bạn mới

6. 1bài hát khi quay vòng tròn

7. 1 bài hát ngắn, vui dành cho buổi họp đội, chúng

8. 1 bài hát dành khi chơi trò chơi nhỏ

9. 1 bài hát khi chia tay tạm biệt

10.1 bài hát đón mừng các ngày lễ lớn

Lưu ý: từ bài số 4 đến 10, Nhóm Chuyên môn sẽ chọn 1 bài cụ thể điền tên vào đây.

 

BẬC SƠ THIỆN

-Ôn lại những bài đã học ở bậc Hướng Thiện

-Học thêm những bài sau đây:

1. Bài Sám Hối

2. Bài ca chính thức trại Dũng

3. 1 bài hát kính chào Thầy, kính chào Bác,chào anh, chào chị, chào bạn mới

4. 1 bài hát khi quay vòng tròn

5. 1 bài hát ngắn, vui dành cho buổi họp đội, chúng

6. 1 bài hát hơi dài, có ý nghĩa xây dựng GĐPT dành cho hát cộng đồng

7. 1 bài hát dành khi chơi trò chơi nhỏ

8. 1 bài hát khi chia tay tạm biệt

9. 1 bài hát lửa trại (Hồn Lửa Thiệng, Bài Ca Cuối Lửa v.v…)

10. 1 bài hát đón mừng các ngày lễ lớn

 

BẬC TRUNG THIỆN

-Ôn lại những bài đã học ở bậc Sơ Thiện

-Học thêm những bài sau đây:

1. Bài Phát nguyện

2. Bài ca chính thức trại họp bạn Lục Hòa

3. 1 bài hát kính chào Thầy, kính chào Bác,chào anh, chào chị, chào bạn mới

4. 1 bài hát khi quay vòng tròn

5. 1 bài hát ngắn, vui dành cho buổi họp đội, chúng

6. 1 bài hát hơi dài, có ý nghĩa xây dựng GĐPT dành cho hát cộng đồng

7. 1 bài hát cho nghi thức dâng hoa

8. 1 bài hát dành cho biểu diễn sân khấu

9. 1 bài hát lửa trại (Hồn Lửa Thiệng, Bài Ca Cuối Lửa v.v…)

10. 1 bài hát đón mừng các ngày lễ lớn

 

BẬC CHÁNH THIỆN

 

-Ôn lại những bài đã học ở bậc Trung Thiện

-Học thêm những bài sau đây:

1. Bài Sống Trọn Đời Lam (nghi thức Hiệp Kỵ)

2. Bài ca chính thức trại Lộc Uyển

3. 1 bài hát kính chào Thầy, kính chào Bác, chào anh, chào chị, chào bạn mới

4. 1 bài hát khi quay vòng tròn

5. 1 bài hát ngắn, vui dành cho buổi họp đội, chúng

6. 1 bài hát hơi dài, có ý nghĩa xây dựng GĐPT dành cho hát cộng đồng

7. 1 bài hát khi chơi trò chơi nhỏ

8. 1 bài hát dành cho biểu diễn sân khấu

9. 1 bài hát lửa trại (Hồn Lửa Thiệng, Bài Ca Cuối Lửa v.v…)

10. 1 bài hát đón mừng các ngày lễ lớn
 

HUYNH TRƯỞNG CẤP TẤN MINH KIM QUÁCH VĂN THÀNH
UV Tu Thư Ban Hướng Dẫn Phân Ban Gia Đình Phật Tử Trung Ương

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.