Hỏi Đáp Y Khoa – Kỳ 1: Thạch Cao Có Độc Hay Không?

Bác sĩ : Nguyễn Ý Đức

Nguyên quán Hải Dương.

Hiện đang cư ngụ tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.

Tốt nghiệp Tiến sĩ Y Khoa tại trường đại học Y Dược Sài Gòn năm 1963.

Hành nghề về Y khoa Gia đình, Lão khoa tại Việt Nam và Hoa Kỳ trên 45 năm.

Biên khảo các vấn đề y tế, xã hội.

Là tác giả của nhiều sách và bài viết tiếng Việt  về sức khỏe, dinh dưỡng và những vấn đề y tế xã hội đã được in, phát hành ở Việt Nam và nước ngoài..

Tác phẩm đã xuất bản:

1- Thuốc Mỹ Chữa Bệnh Ta, năm 1977 để đáp ứng nhu cầu hiểu biết về vấn đề trị bệnh căn bản cho người Việt Nam khi mới đặt chân tới Đất Mỹ.

2- An Hưởng Tuổi Vàng 2000, 2004, 2011

3- Sức Khỏe và Đời Sống 2001.

4- Dinh Dưỡng và Thực Phẩm  2004, 2005

5-Dinh Dưỡng và Sức Khỏe 2004, 2005

6-Dinh Dưỡng và Điều Trị 2004, 2005

7-Câu Chuyện Thầy Lang, sáu tập, về các vấn đề y tế thường gặp 2006.

8- An Toàn và Sức Khỏe Nghề Nghiệp 2006

9- Cẩm nang phục hổi tâm bệnh 2007

10-Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh tật (2008)

11-Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi (2008)

12..Sức Khỏe Người Cao Tuổi 2009

13. Cẩm Nang Sức Khỏe Cao Niên 2010

 

 

Hỏi Đáp – Y Khoa

Hỏi 1:

 Gia đình chúng tôi thích ăn đậu hủ, hầu như hàng tuần hoặc đậu hủ nước đường. Nhiều người cho thêm thạch cao để đậu cứng trong khi đó, người Nhật họ làm đậu hủ bằng bột đông (coagulant)

Xin hỏi bác sĩ thạch cao ăn có độc không?

Xin thành thật cảm ơn

 

Nancy Phan

Đáp:

Chào bà Nancy

Đâu phụ được làm từ đậu nành soy bean, mà đậu nành là một loại hạt có rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá cũng như rất ít chất béo nguy hiểm cho sức khỏe.

Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15- 25% glucose, 15-20% chất béo, 35- 45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết và nhiều sinh tố, khoáng chất.

So với thịt động vật, đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn: 100 gr đậu nành cung cấp 411 calori,  34 gr đạm, 18 gr béo, 165mg calcium, 11mg sắt. So với 100g thịt bò loại ngon cũng chỉ có 165 calori, 21gr đạm,  9gr béo, 10mg calcium và 2.7 mg sắt.

Quan trọng hơn cả là trong đậu nành có một hóa chất tương tự như  hormon nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh là rất tốt trong việc trị và ngừa một số bệnh. Đó là chất isoflavones, với công thức hóa học gần giống như kích thích tố nữ estrogen. Vì thế nó được mệnh danh là estrogen thảo mộc ( phyto-estrogen ) và được nghiên cứu về công dụng đối với cơ thể. Trung bình mỗi ngày ta cần khoảng 50mg isoflavones. Số lượng này có trong 30gr đậu nành rang, 1 ly sữa đậu nành, 1/2 miếng đậu phụ hoặc 1/2ly bột đậu. các sản phẩm khác chế biến từ đậu nành như sữa chua, pho-mát… cũng có một số lượng nhỏ isoflavones, nhưng  dầu đậu nành thì hầu như không có. Trong việc nấu nướng thường lệ, isoflavones không bị nhiệt tiêu hủy vì nó khá bền vững.

Đậu hũ là một trong nhiều món ăn được làm từ đậu nành.

Theo truyền thống, đậu hũ được làm từ nước đậu nành xay nhuyễn bỏ phần cái rồi châm thêm giấm chua hoặc đậu phụ cũ ủ chua làm mồi để cho nước đậu kết tụ với nhau thành từng khối đặc. Như vậy đậu sẽ mềm và có hương vị thơm ngon tự nhiên. Nhiều bà nội trợ lại cho chất gelatin vào nước đậu nành khiến cho đậu phụ nòm mềm, non hấp dẫn hơn.

Ngày nay, nhiều người làm đặc nước đậu nành bằng cách pha thạch cao, khiến cho phiên đậu trở nên cứng và mất hương vị tự nhiên thơm béo của đậu nành. Mà thạch cao là một loại vật liệu xây cất tô tường gạch hoặc dắp tượng. Nhiều loại thạch cao có chứa các kim loại nặng như đồng, kẽm, chì…Khi tiêu thụ quá nhiều thì các kim loại này bám vào thành ruột non, gây trở ngại cho sự tiêu hóa cũng như có thể gây ra sỏi thận. Và như vậy sẽ độc hại cho cơ thể.

Chúc bà và gia đình vui mạnh, có nhiều cơ hội ăn món đậu phụ tự làm, vừa có lợi cho sức khỏe, vừa tiết kiệm được tiền mua đậu cứng thạch cao, lại “an toàn xa lộ”.

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.