Chương 6: Chương Trình Tu Học Huấn Luyện

Chương 6: Chương Trình Tu Học Huấn Luyện

6.1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

Chương trình tu học huấn luyện là phần chủ yếu của nền tảng Giáo dục GĐPT. Tất cả các sinh hoạt giáo dục đều từ đó mà triển khai. Để đạt mục đích giáo dục GĐPT, nội dung của chương trình tu học huấn luyện phải dựa trên tinh thần các nguyên lý giáo dục và đường hướng giáo dục Phật giáo:

– Tinh thần nhập thế của Ngũ Minh Pháp trong việc chọn bộ môn giáo dục thích ứng.

– Nguyên lý duyên khởi và nhân quả để soạn nội dung kiến thức và thực hành của các bộ môn thế nào nhằm tạo nhân duyên tốt lành giúp trẻ nên người lành tốt.

– Nguyên lý huân tập trong việc áp dụng các phương pháp giáo dục có tính năng huân tập cao nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chủng tử thiện tốt.

– Đường hướng Giới Định Huệ để hướng dẫn trẻ trong việc học tập, thực hành và sống hướng đến Chơn Thiện Mỹ (trên nền tảng của Bát Chánh Đạo).

Giáo dục GĐPT dựa trên tinh thần nguyên lý, đường hướng nói trên làm nền tảng kiến lập chương trình sinh hoạt tu học huấn luyện cho huynh trưởng và đoàn sinh.

GĐPT qua các giai đoạn hoạt động, đúc rút kinh nghiệm mà nhiều lần tu chỉnh nội dung tu học, huấn luyện, khai quang đường lối, cải tiến phương pháp giáo dục qua các kỳ Đại hội huynh trưởng toàn quốc. Đặc biệt Đại hội huynh trưởng khoáng đại toàn quốc 1973 đã thông qua một chương trình tu học huấn luyện khá hoàn chỉnh.

Nhờ đó mà sau năm 1975 khi GĐPT lâm vào hoàn cảnh khó khăn, đại đa số anh chị em chúng ta căn cứ vào nội dung, tinh thần đề cương “Chương trình tu học huấn luyện”mà kiên trì giữ vững cơ sở, duy trì nề nếp sinh hoạt tu học đào luyện bình thường. Nhờ thế mà đại bộ phận tổ chức GĐPT chúng ta tồn tại đến nay.

Đó là nền tảng để GĐPT tiếp tục cải tiến nội dung, phương thức sinh hoạt tu học GĐPT cho phù hợp với hiện tình qua Hội Nghị Đại Biểu GĐPT toàn quốc năm 2016. Chúng ta chỉ cần làm mới phát huy cái đã có, thêm bớt những gì cần thiết phù hợp với giáo dục tuổi trẻ theo tình thế hiện nay.

6.2. CHƯƠNG TRÌNH TU CHỈNH HỘI NGHỊ HUYNH TRƯỞNG 2006 ( Xem sách CHUƠNG TRÌNH TU HỌC HUẤN LUYỆN hiện hành )

6.2.1. Khái quát

…Hội Nghị Đại Biểu PT toàn quốc trong các ngày 11,12,13 14/8/2006 vừa qua tại Văn phòng 2 Trung Ương Giáo Hội, Thiền viên Quảng Đức, Tổ Đình Vĩnh Nghiêm, TpHCM Hội Nghị tổng kết tất cả những thành tựu GĐPT đã được 60 năm qua, mở ra một con đường giáo dục của GĐPTVN, phù hợp với con đường giáo dục Phật giáo xuyên suốt gần 3000 năm. Đó lấy Tam học Giới Định Tuệ làm định hướng giáo dục của GĐPT. Từ định hướng này, cấu trúc chương trình tu học mỗi cấp, mỗi ngành, tạo ra những chuyển động mới, tích cực hơn về mặt tu học, thực tiễn hơn thích ứng hơn với bối cảnh của GĐPT đứng trước một hội đang trên đà phát triển công nghiệp hiện đại. vậy, chương trình tu học ngày nay của GĐPT đơn giản hơn nhưng vẫn cung cấp đầy đủ kiến thức Phật học cập nhật hóa các môn học còn lại, hầu bắt kịp đà tiến bộ trong đời sống của con người hội. (Trích Lời mở đầu” của Bản đề cương chương trình tu học huấn luyện).

Từ ý nghĩa đó, chương trình tu học huấn luyện thông qua Hội nghị đại biểu GĐPT 2006 về cấu trúc, đường lối có những thay đổi chuyển biến mới:

Minh định đường hướng giáo dục GĐPT là Giới – Định – Huệ (không riêng cho việc tu học của huynh trưởng như trước đây).

Sắp xếp 9 đề tài xuyên suốt cho 4 bậc học của ngành Đồng làm căn bản rèn luyện đức tính, tập quán, những hiểu biết bước đầu học Phật theo định hướng.

Sắp xếp 8 đề tài xuyên suốt cho 2 bậc Hướng thiện và Sơ thiện, 4 đề tài xuyên suốt cho 2 bậc Trung và Chánh thiện, 11 đề tài xuyên suốt cho 4 bậc Hòa – Minh – Kiến – Trực, nhằm nâng cao dần sự rèn luyện thân tâm theo định hướng hợp với sự phát triển quan năng tinh thần của Thanh Thiếu Niên.

Ấn định rõ ràng, cụ thể hơn các đề tài của các môn học mà trong chương trình trước chỉ nói một cách khái quát gợi mở.

Giảm những đề tài không còn hợp thời. Thay một số đề tài hoặc thêm vào một số đề tài mới cho hợp với sự phát triển của thời đại.

6.2.2. Nhận định

Mục đích chính của việc tu chỉnh chương trình THHL là chỉnh sửa đề tài các bộ môn cho thích hợp với tình thế mới và đi sát hơn với định hướng giáo dục. Cấu trúc của nội dung

chương trình vẫn giữ nguyên trên nền tảng giáo dục xây dựng trước đây. Xác định như vậy để chúng ta có phương án biên soạn tài liệu THHL theo hướng cải tiến, bảo đảm nền tảng giáo dục GĐPT mà chúng ta kế thừa, vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức sinh hoạt GĐPT.

Trước khi bàn về việc biên soạn tài liệu theo chương trình đã được tu chỉnh, chúng ta hãy điểm lại kết quả sau cùng của công cuộc vừa qua để nắm được những ưu điểm, những mới mẻ cũng như những gì chưa khai thông hoặc mới phát sinh. Từ đó, chúng ta có hướng biên soạn tài liệu tu học huấn luyện sao cho thích ứng với thời điểm hiện nay và sau này.

Từ khi chương trình tu chỉnh thông qua hội nghị HTTQ tháng 8 năm 2006 đến khi được Giáo hội duyệt y ban hành mất hai năm, rồi phân công cho huynh trưởng toàn quốc biên soạn tài liệu đến nay mất thêm 3 năm nữa chưa chung kết được. Năm năm đối với thời đại mà những thay đổi với tốc độ càng ngày càng nhanh trong hầu hết mọi lĩnh vực xã hội. Có những thay đổi trước đây không còn thích ứng với thời điểm hiện nay. Có những điều mới hơn chúng ta cần phải đưa vào để đáp ứng yêu cầu mới trong việc đào luyện đoàn viên, phù hợp với hiện cảnh thời hội nhập, thời đại mà con người phải cập nhật, bắt kịp kỹ năng kiến thức toàn cầu để hòa nhập và tiến bộ.

Về phía Phật giáo nhiều sự chuyển biến trong những năm qua bên trong cũng như bên ngoài Giáo hội. Sự phục hồi Phật giáo ở miền Bắc và phát triển ở miền Nam, đến các vùng sâu vùng xa. Sự kiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, thành tựu Lễ Phật Đản Liên Hiệp quốc tổ chức tại VN, Phật giáo VN tham dự các hội nghị Phật giáo quốc tế và mở rộng phạm vi hoạt động với Phật giáo thế giới,… Qua các bản tuyên bố, nghị quyết Hội nghị Phật giáo thế giới,… nhiều vấn đề mới được đặt ra đối với Phật giáo,…

Những sự kiện nói trên đang mở ra một vận hội mới cho Phật giáo VN những thuận lợi để xây dựng sự nghiệp hoằng hóa, phát sinh nhiều vấn đề đối với vai trò nhiệm vụ của GHPGVN trong công cuộc xiễn dương Đạo pháp. GĐPT chúng ta trong lĩnh vực giáo dục tuổi trẻ, tiền đồ của Giáo hội, cũng là lúc chứng tỏ khả năng tri thức của mình, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của Giáo hội.

Hơn nữa trong tình thế hội nhập, bên những thuận lợi cũng còn lắm khó khăn trở ngại với nhiều thách thức. Điều đó đòi hỏi Đoàn viên GĐPT chúng ta, nhất là Huynh trưởng, không những phải thâm sâu Phật pháp mà còn phải thông hiểu nhiều lĩnh vực xã hội để giúp chúng ta làm tốt, có hiệu quả việc giáo dục trẻ thời đại mới, đồng thời giúp chúng ta có trình độ diễn bày, đối thoại trước các luồng tư tưởng, kiên định giữ vững niềm tin vượt qua mọi thử thách trở ngại.

Như trong “Lời nói đầu” của bản đề cương chương trình “Tuy vậy, đó cũng chỉ là pháp nhân duyên, chắc chắn một chặng đường nữa, chúng ta còn phải tiếp tục tư duy sáng tạo trong điều kiện không thay đổi định hướng bởi địa cầu cứ mãi quay vòng và thời gian cứ mãi không ngừng chảy trôi”. Ba năm rồi “một chặng đường nữa” đã qua đi, có lẽ nay đã đến lúc chúng ta phải “tiếp tục tư duy sáng tạo thêm bớt nội dung cho thích hợp hơn với thực tại, đồng thời đi sát hơn với định hướng giáo dục”.

Chương trình tu học huấn luyện còn nặng tính giáo khoa, với những đề mục hạn định, không có lối khai mở để khi thực hiện có thể linh động thêm bớt cho thích hợp với hoàn cảnh thực tế và tiếp nhận những cái mới theo đà phát triển của xã hội và của Phật giáo. Về định hướng Giới – Định – Huệ mới thể hiện phần nào trong chương trình tu học Phật pháp và Tinh thần qua các đề bài xuyên suốt cho các bậc học với những đề mục khái quát, chưa phổ cập đến các môn tu học khác của GĐPT.

6.2.3. Đề nghị chung về biên soạn tài liệu

Chương trình các môn học cần sắp xếp lại, mỗi môn phân ra nhiều nhóm, mỗi nhóm có nhiều chủ đề. Mỗi chủ đề soạn một số đề bài tiêu biểu cần thiết, để sau có thể linh động thêm bớt cho phù hợp với thời điểm (hoặc phù hợp với địa phương).

Cần phải nghiên cứu sáng tạo để có những bài học, bài thực tập theo định hướng một cách thiết thực, cụ thể thích hợp với từng đối tượng thanh thiếu niên, với tuổi tâm lý của đoàn sinh nhỏ.

Để việc giáo dục GĐPT luôn đi sát với định hướng chúng ta phải sáng tạo vận dụng tinh thần Giới Định Huệ vào các môn tu học khác và trong mọi sinh hoạt của GĐPT.

6.2.4. Đề nghị bổ sung chương trình

6.2.4.1. Phật Pháp – Tinh thần – Lịch sử

Để triển khai việc tu học của huynh trưởng theo sát định hướng Giới – Định – Huệ, ngoài những bài học lý thuyết về các pháp môn cần có thêm phần hướng dẫn cách thực hiện với những bài thực hành cụ thể như: Những bài học và hướng dẫn thực tập Thiền quán (tổ chức niệm Phật, thiền chánh niệm…) để triển khai phần Định mà trước đây ta chỉ chú trọng Giới và Huệ. Các bài học “Chánh niệm” của đoàn sinh dựa vào sách “Đi vào thực tại”, nhưng phải cung cấp thêm những bài hướng dẫn thực hành phù hợp với tuổi tâm sinh lý đoàn sinh (khéo léo kết hợp với trò chơi, áp dụng các hoạt động tập cho các em óc quan sát, tập trung suy tư, luyện ý chí, phân biệt đúng sai mà dần dần đi vào cuộc sống tỉnh thức sáng suốt).

Nhân Minh pháp: Nên có bài học cho các bậc Trì và bậc Định, chú trọng phần nhận thức và diễn đạt để huynh trưởng áp dụng vào việc tu học tự thân và hướng dẫn giảng dạy theo nhân minh pháp (phần nâng cao và đi sâu học ở bậc Lực). Những bài học này tương ứng các bài “phương pháp giáo dục trong GĐPT” ở phần huấn luyện huynh trưởng bậc học Trì.

Giáo lý duyên khởi: Nên có bài học cho bậc Trì, chỉ học đại cương (sẽ nâng cao và đi sâu ở bậc Lực), chú trọng phần vận dụng như một nguyên lý giáo dục với những nguyên tắc áp dụng vào rèn luyện tự thân, tổ chức và hướng dẫn việc tu học của đoàn sinh dựa trên quan điểm giáo lý duyên khởi.

Lịch sử Phật giáo: Học lịch sử Phật giáo VN cần có thêm những đề tài về sự đóng góp của Phật giáo VN trong việc dựng và giữ nước, ảnh hưởng Phật giáo vào nền văn hóa, nghệ thuật, đời sống tâm linh của dân tộc Việt. Học lịch sử Phật giáo thế giới, cần có thêm những đề tài về: Đạo Phật ngày nay – Sự phát triển Phật giáo hiện nay ở các nước Tây phương và các nước trước đây chưa có Phật giáo – Sự kiện và ý nghĩa Liên Hiệp Quốc chọn ngày Phật Đản làm ngày lễ Tôn giáo Liên Hiệp Quốc,…

6.2.4.2. Kiến thức tổng quát của huynh trưởng, các môn văn nghệ, hoạt động thanh niên,xã hội của đoàn sinh

– Các vấn đề giáo dục: GĐPT là một tổ chức giáo dục, nên huynh trưởng cần phải hiểu biết nhiều về vấn đề này. Chương trình đã có nhưng còn hạn hẹp, cần phải mở rộng hơn nữa như: Các vấn đề cải thiện chất lượng giáo dục – Các nền giáo dục hiện đại – Giáo dục kết hợp giữa khoa học hiện đại với Phật học – Việc phát triển công nghệ thông tin truyền thông sử dụng vào các hoạt động lợi ích xã hội và áp dụng vào giáo dục .

– Những đề bài Phật giáo với triết học và với khoa học chỉ có trong chương trình bậc Lực, nên có đề tài cho các bậc học khác, chú trọng phần Nhân sinh quan và Vũ trụ quan (theo tôn giáo – khoa học – Phật giáo) giúp huynh trưởng nhận thức được giá trị chơn thật của giáo lý Đạo Phật mà vững vàng ứng phó, đối thoại, giữ vững niềm tin trong thời đại hội nhập nhưng cũng đầy thách thức nầy. Đề bài này hiện có trong chương trình tu học ở bậc Trực của đoàn sinh ngành Thanh,nên huynh trưởng cũng cần nghiên cứu tìm học thêm.

– Các vấn đề xã hội như: Các vấn nạn xã hội và biện pháp khắc phục – Phật giáo với việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

– Đoàn sinh ngành Thiếu nên tăng cường các bài học: Sử dụng các phương tiện hiện đại phục vụ đời sống để giúp trẻ kiến thức kỹ năng thực hành, ứng dụng trong cuộc sống theo chiều hướng lợi lạc cho mình và cho người như tin học, phương tiện thông tin truyền thông, vật dụng tiện nghi đời sống. Tăng cường bài học về môi trường, bảo vệ sức khỏe, an sinh xã hội, phòng cứu hộ, ứng xử trong giao tiếp,… (theo chương trình các môn HĐTN, xã hội và văn nghệ).

6.2.4.3. Huấn luyện huynh trưởng

Nên đưa bớt những bài học ít liên quan đến việc huấn luyện tay nghề huynh trưởng vào phần tu học. Cần tăng thêm nội dung kiến thức, thời gian thực tập các bài học liên quan đến tổ chức điều hành, hướng dẫn việc tu học sinh hoạt trong GĐPT như:

Các đề tài về tổ chức, quản trị điều hành cần có thêm bài thực hành, có tiết cho trại sinh đi thăm, khảo sát, học hỏi rút kinh nghiệm tại vài GĐPT tiêu biểu.

Tâm lý đoàn sinh: Không chỉ hiểu biết về hành tướng mà cần có bài hướng dẫn cách tìm hiểu tâm lý trẻ, áp dụng vào việc hướng dẫn tu học cho trẻ trong GĐPT.

Soạn bài và hướng dẫn một bài học cho đoàn sinh: Cần có thêm bài học đặc trưng từng bộ môn, ngoài phần lý thuyết cần có giờ cho huynh trưởng soạn bài, thực tập hoặc kiến tập giảng dạy. Nên chọn vài GĐPT làm mẫu cho các buổi thực tập hay kiến tập này.

6.2.5. Biên soạn tài liệu tu học huấn luyện

Tài liệu phải bảo đảm đúng và đầy đủ nội dung kiến thức, theo một trình tự diễn giải hợp lý. Triển khai nhiều hơn phần thực hành, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống xã hội hiện tại, vào tu tập tự thân, vào nhiệm vụ của huynh trưởng, bổn phận của đoàn viên. Cần nghiên cứu sáng tạo để vận dụng tinh thần bài học đi sát định hướng. Giới Định Huệ, xuyên suốt các bài học, bài thực hành của huynh trưởng và đoàn sinh, phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý đối tượng giáo dục Các đề tài xuyên suốt nhiều bậc học: Biên soạn tài liệu cần chú ý soạn đi từ đơn giản đến nâng cao, mở rộng dần theo từng bậc học.
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.