Chân Dung Người Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử (3)

IV. NHIỆM VỤ VÀ BỔN PHẬN CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG:

Nhiệm vụ chủ yếu của người Huynh trưởng là giáo dục các em đoàn sinh thành Phật tử chân chính trên nền tảng giáo lý đạo Phật nhằm thực hiện mục đích của GĐPT. Ngoài ra người Huynh trưởng còn có một số nhiệm vụ khác tùy theo chức vụ phần hành mà tổ chức phân công và quy định, đồng thời người Huynh trường còn cỏ nhiều bổn phận trách nhiệm thiêng liêng cao cả.

1.Bổn phận với Đạo pháp và Giáo hội:

Trước hết người Huynh trưởng phải tu học giáo lý để xây dựng đức tin chánh tín vững chắc, tuân giữ giới luật- thực hành đúng chánh pháp, bảo vệ sự trong sáng của Chánh pháp, chống lại các hình thức mê tín, lễ nghi xuyên tạc chánh pháp. Đối với tổ chức giáo hội, phải tuân thỏ chủ trương đường lối của Giáo hội, tùy sức mà góp phần công đức hộ trì Giáo hội, cảnh giác trước những âm mưu xuyên tạc chia rẽ Giáo hội, tham gia đóng góp công sức xây dựng Phật sự tại địa phương.

2.Bổn phận đối với Đất nước và Dân tộc:

Một người mà chỉ biết yêu đạo cua mình mà không có lòng yêu đất nước, quê hương, tự hào dân tộc thì chưa phải là người Huynh trưởng đúng nghĩa. Yêu đạo, yêu nước là bổn phận kép của người Huynh trưởng GĐPT. Cho nên người Huynh trưỏng tất nhiên phải biết xây dựng bản thân mình mà còn giáo dục các em tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc như mình vậy.

* Cụ thể người Huynh trường phải tuân thủ pháp luật, phát triển tài năng, sống cuộc sống chơn chánh, làm ăn lương thiện, làm tròn chức trách, làm việc lợi ích quê hương, giúp đỡ đồng bào, góp phần bảo vệ xây dựng đất nước.

            3, Bổn Phận Đổi Với GĐPT:

Nói chung, nhiệm vụ chính yếu cua người Huynh trưởng là giáo dục đoàn sinh trên nền tảng giáo lý đạo Phật và thự hiện mục đích GĐPT.

Nhưng nếu là Huynh trưởng Đoàn (Đoàn trường, đoàn phó) thi nhiệm vụ chính là trực tiếp trực tiếp điều khiên Đoàn sinh hoạt tu học theo chương trình kế hoạch đi vạch sẵn, dựa trên chương trình tu học cua đơn vị.

Nếu giữ các chức vụ khác, có tính chất lãnh đạo hoặc chuyên môn thì theo nhiệm vụ quy định cho từng phần hành như nhiệm vụ điều động sình hoạt chung, thì hành chỉ thị cấp trên, háo cáo hoạt động của đơn vị (Liên Đoàn Trưởng) hoặc thực hiện việc tổ chức hành chánh quản thủ hồ sơ sổ sách (thư ký), quản lý tải chánh, ngân quy» khỉ mãnh của dơn vị (thủ quỹ).

Nhưng dù giữ bất kỳ chức vụ gì, tất ca mọi người Huynh trưởng đều phải có những bổn phận đối với GĐPT như nhau:

• Người Huynh trưởng phải làm tròn nhiệm vụ tùy theo chức vụ mà mình đảm trách. Ngoài ra ngươi Huynh trương phải nêu cao tinh thần kỷ luật ý thức tổ chức

* Luôn chấp hành sự phân công của Ban Huynh trưởng trong các hoạt động cửa đơn vị.

•Luôn trau dồi đạo đức, tác phong nghiêm chỉnh, siêng nâng tu học để xứng đáng với vai trò Huynh trưởng.

•Nêu cao và bảo vệ danh dự của GĐPT, không có bất cứ hành động gì làm tổn thương uy danh của tổ chức.

•Triệt để thực hiện phép Lục Hòa, tình thần đoàn kết tương thân tương ái bết cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, đặc biệt là trong nộì bộ Ban Huynh trưởng để đơn vị có điều kiện sình hoạt ổn định và phát triển.

•Tất cà mọi Huynh trưởng đều có sự tương quan mật thiết với nhau, đều liên đới trách nhiệm về sự thịnh suy của sinh hoạt góp phần làm cho đơn vị sinh hoạt đều đặn, phát triển sánh vai cùng các đơn vị bạn.

4. Bổn phận đối với Đoàn sinh:

Bổn phận của người Huynh trưởng đối với Đoàn sinh được xem là bổn phận trung tâm điểm, cao cả trong đời hoạt động của mình, nên mọi người Huynh trưởng phải luôn trân trọng và tâm niệm làm tròn.

•Trên hết và trước hết là người Huynh trưởng phải biết yêu thương chân thật và tôn trọng nhân phẩm của các em. Người Huynh trưởng phải cổ bổn phận giáo dục các em trên căn bàn tình thương, đúng tinh thần và phương pháp giáo dục cùa GĐPT, tuyệt đôi không được cộn cằn thô lỗ, bạo hành, xúc phạm đến nhân phẩm các em.

•Người Huynh trưởng giỏi, lành nghề và tâm huyết phải biết tìm hiểu tâm lý, sinh lý, hoàn cảnh, đời sống, sự học tập, sinh hoạt hàng ngày của các em, không những lúc đến chùa mà còn ở trường học, gia đình và ngoài xã hội để có sự hướng dẫn phù hợp, gần gũi, chăm sóc giúp đỡ, động Viên an ủi khi cần, có như vậy công việc giáo dục cỏa chóng ta mới có hiệu quầ.

•Gây không khí Lục Hòa, đoàn kết thân ái yêu thương, gần gũi giữa các em với nhau, cho các em thấy rằng GĐPT thật sự là một mái nhà chung, là tổ ấm mà thêm yêu mến gắn bó với GĐPT.

5. Bồn phận đối với cấp Lãnh đạo:

Một nét đặc thù trở nên một truyền thống của GĐPT mà ít tổ chức nào có được là TINH THẦN Tự GIÁC, TlNH THÂN ẢI – KỶ CƯƠNG giữa các hàng Huynh trướng vđi nhau, giữa Huynh trưởng với đoàn sinh.

•Người Huynh trưởng luôn kinh mến, lễ độ và tuân phục các cấp lãnh đạo GĐPT. dù biết rằng GĐPT hoàn toàn không có quyến uy bởi danh vọng, địa vị lợi lộc để áp đặt người Huynh trưởng. Chỉ có danh dự người Huynh trưởng, tinh thương và lý tưởng cao thượng cửa GĐPT un đức nên tinh thần kỷ luật gang thép nơi mỗi người Huynh trưởng. Thói thường kẻ tiểu nhân thì hay “ được đằng chân lên đằng đầu**, bởi quen thân dễ sinh khinh nhờn sàm sỡ hoặc cậy tài kiêu ngạo mà sinh thói “ cá đói bằng đầu”, coi nhẹ cấp trên, khinh thường kẻ dưới. GĐPT thì ngược lại. Kính nhường tuân thủ cấp trên và đàn anh, tôn trọng bình đẳng với người ngang hàng, thân mến với đàn em là một biểu hiện của đạo đức, là một hình thức tu dưỡng rèn luyện, là ý thức tổ chức nêu cao danh dự và truyền thống GĐPT của người Huynh trưởng.

•Có ý thức trong cấp lãnh đạo, người Huynh trưởng mới chấp hành mọi sự phân công và nổ lực hoàn thành nhiệm vụ.

6. Bổn phận đối vời Phụ huynh:

Quan hệ giữa phụ huynh đoàn sinh với Huynh trưởng, nhất là Huynh trưởng điều khiển đoàn là đặt biệt hệ trọng và tế nhị bởi đó vừa là sự quan hệ trong Đạo lẫn ngoài đời, còn là sự tương tác giữa gia đình và đoàn thể trong nhiệm vụ chung là giáo dục các em.

•Thái độ kính trọng, lễ độ với phụ huynh không phải chỉ là bổn phận mà còn là biểu hiện tư cách đạo đức tác phong cửa người Huynh trưởng.

•Người Huynh trưởng còn phải có sự gần gũi với phụ huynh bằng cách thường thăm viếng hỏi han, vừa thể hiện tình cảm vừa có dịp tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tâm lý, sức khỏe điều kiện bọc tập sinh hoạt của các em, lắng nghe ý kiến của họ, đồng thời để tìm cách giúp đỡ khi cần thiết.

KẾT LUẬN:

Người Huynh trưởng GĐPT là một nhân cách trong sạch thanh cao, mẫu mực khiến mọi người chung quanh, nhất là các em Đoàn sinh cảm mến, được các bậc phụ huynh tin cậy và yên long gửi gắm con em cho minh giáo dục. Huynh trưởng GĐPT là TẤM GƯƠNG SÁNG cá thể chất lẫn tâm hồn, cả trí tuệ lẫn tình thương và ý chí cho các em kính phục noi theo, cảm thấy tự hào có người anh, người chị tài năng đức độ gần gũi yêu thương chăm sóc, dạy dỗ. TOÀN THỂ CON NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG LÀ MỘT BÀI GIẢNG KHÔNG LỜI MÀ SINH ĐỘNG HẤP DẪN VÀ HIỆU QUẢ NHẤT ĐỐI VỚI ĐOÀN SINH.

Xây dựng nhân cách người Huynh trưởng hoàn mỹ là điều rất khó, nhiệm vụ, bổn phận của người Huynh trưởng hoàn mỹ là điều rất khó. Nhiệm vụ, bổn phận của người Huynh trưởng rất cao đẹp nhưng hết sức nặng nề, ít người có đủ nghị lực ý chí để tự nguyện đảm đương.

Nhưng để đổi lại bao công đức nhọc nhằn, hy sinh chịu đựng, tâm huyết, trăn trở, giá trị của người Huynh trưởng càng lớn khi chúng ta hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em đi trên con đường sáng tươi – thành Phật tử chân chính Sau cùng, người Huynh trưởng chỉ có một phần thưỏng duy nhất giản dị mà đẹp đẽ, quý hiếm và không thể trao đổi, bán mua bằng vàng bạc địa vị hay danh vọng: "HUYNH TRƯỞNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ”.

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.